CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật Xây dựng

  • Duyệt theo:
231 Sử dụng phương pháp thực nghiệm xác định hệ số nền môi trường san hô chịu tải trọng động dạng xung / Nguyễn Hữu Thế, Nguyễn Công Nhị // Xây dựng .- 2015 .- Số 12/2015 .- Tr. 35-39 .- 624

Trình bày kết quả thí nghiệm hiện trường xác định áp lực và vận tốc lan truyền của sóng nén trong môi trường cát san hô khi chịu áp lực sóng nén dạng xung. Từ giá trị vận tốc lan truyền của sóng nén sẽ xác định được mô đun đàn hồi động của nền san hô khi chịu áp lực gây tải dạng xung.

232 Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch sodium hydroxide đến độ bền của bê tông geopolymer trong các môi trường xâm thực / TS. Phan Đức Hùng // Xây dựng .- 2015 .- Số 12/2015 .- Tr. 40-44 .- 624

Trình bày nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của nồng độ dung dịch sodium hydroxide trong các cấp phối bê tông geopolymer đến cường độ chịu nén và khối lượng mẫu theo thời gian ngâm trong ba loại hóa chất HCL, Na2SO4 và NaCl có nồng độ 10%.

233 Tính toán kết cấu khung chịu uốn bằng phương pháp so sánh / TS. Đoàn Văn Duẩn // Xây dựng .- 2015 .- Số 12/2015 .- Tr. 45-48 .- 624

Ứng dụng phương pháp so sánh để tính toán hệ khung phẳng chịu uốn có xét đến biến dạng trượt ngang, chịu tác dụng của tải trọng tĩnh thông qua các ví dụ cụ thể. Từ khóa: Phương pháp so sánh trong cơ học kết cấu, biến dạng trượt trong khung, khung có

234 Nghiên cứu hiện tượng ăn mòn gạch trong kiến trúc cổ / TS. Trần Minh Đức // Công nghệ Xây dựng .- 2015 .- Số 3/2015 .- Tr. 39-44 .- 624

Những công trình xây gạch cổ đang bị ăn mòn làm cho mủn gạch. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn làm phức tạp khi đánh giá khả năng phá hoại vật liệu gạch. Từ những kết quả khảo sát trên các công trình di tích, trong bài này đã đề xuất giới hạn hàm lượng nguy hiểm trong gạch của các tác nhân Sunphat và Clo.

235 Phân tích chuyển vị tường chắn ổn định hố đào sâu / PGS. TS. Võ Phán, ThS. Ngô Đức Trung // Xây dựng .- 2015 .- Số 10/2015 .- Tr. 102-106 .- 624

Phân tích ứng xử giữa đất và tường một công trình hố đào sâu tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc so sánh kết quả dự báo từ mô hình Mohr – Coulomb và mô hình Hardening Soil với các dữ liệu quan trắc. Phạm vi nghiên cứu, nhận xét và thảo luận giới hạn trong việc xác định chuyển vị của tường chắn trong quá trình thi công đào đất.

236 Phân tích ứng xử động của tấm Mindlin trên nền Pasternak chịu tải trọng di động sử dụng phương pháp phần tử chuyển động / ThS. Cao Tấn Ngọc Thân, PGS. TS. Lương Văn Hải, TS. Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2015 .- Số 10/2015 .- Tr. 113-118 .- 624

Phân tích ứng xử động của tấm Mindlin trên nền Pasternak chịu tải trọng di động sử dụng phương pháp phần tử chuyển động. Theo phương pháp này, tấm sẽ được chia nhỏ thành những phần tử chuyển động. Những phần tử này không phải chuyển động thật so với tấm đứng yên mà là chuyển động giả tưởng cùng với lực di chuyển trên kết cấu tấm. Do đó, phương pháp này sẽ tránh được cập nhật vecto tải trọng tương ứng với mô hình tấm.

237 Điều khiển bị động kết cấu chịu tải trọng điều hòa bằng các bể chứa chất lỏng làm việc đồng thời / ThS. Bùi Phạm Đức Tường, TS. Phan Đức Huynh, PGS. TS. Lương Văn Hải // Xây dựng .- 2015 .- Số 10/2015 .- Tr. 119-122 .- 624

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng thiết bị điều khiển dạng bị động có xu hướng được sử dụng nhiều hơn các thiết bị kháng chấn dạng chủ động bởi thiết bị bị động không cần sử dụng năng lượng bên ngoài kích hoạt để làm việc trong khi thiết bị chủ động thì ngược lại.

238 Phân tích dầm tựa đơn chịu vật thể chuyển động xét đến biến dạng đàn hồi của gối tựa / PGS. TS. Đỗ Kiến Quốc, ThS. Phạm Đoàn Sơn Tùng // Xây dựng .- 2015 .- Số 10/2015 .- Tr. 127-130. .- 624

Phân tích dầm tựa đơn chịu vật thể chuyển động – mô hình một khối lượng xét đến biến dạng đàn hồi của gối tựa để đánh giá ảnh hưởng của một thông số kết cấu và vật thể di động đến phản ứng của toàn hệ.

240 Kiểm tra nút đo nhiệt trong kết cấu hầm hộp bê tông / PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Hữu Thắng, Trương Nam Sơn // Xây dựng .- 2015 .- Số 10/2015 .- .- 624

Cung cấp các phương pháp để kiểm tra sự phát triển vết nứt nhiệt, đáp ứng giá trị giới hạn của bề rộng vết nứt trong giai đoạn thiết kế, lên kế hoạch thi công.