CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Môi trường

  • Duyệt theo:
41 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ chi trả môi trường rừng (C-PFES) của một số nước và đề xuất cho Việt Nam / PGS. TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết // Môi trường .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 55-58 .- 363

Kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Canada, Nam Phi, Colombia, Chile về chi trả cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; Đề xuất cơ chế chi trả cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng cho Việt Nam.

42 Phân tích so sánh thuế các-bon và thị trường các-bon / TS. Đỗ Nam Thắng // Môi trường .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 33-35 .- 363

Thuế các-bon và thị trường các-bon là hai công cụ kinh tế sử dụng để hạn chế phát thải các-bon. Cả hai đều có điểm chung là áp giá lên hàm lượng các-bon trong sản phẩm, làm cho việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm có chứa các-bon, ví dụ như nhiên liệu hóa thạch trở nên đắt đỏ hơn, qua đó tạo động lực để giảm sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm này.

43 Quy định của WTO về bảo vệ môi trường và những vấn đề pháp lí đặt ra cho Việt Nam / Tào Thị Huệ // Luật học .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 17-27 .- 340

Mặc dù không phải là tổ chức quốc tế về lĩnh vực môi trường nhưng Phần mở đầu của Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã xác định, tự do hoá thương mại vẫn phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều quy định trong các hiệp định của WTO cũng cho phép thành viên bảo vệ môi trường song không quy định thành viên bảo vệ môi trường thông qua biện pháp nào. Uỷ ban về Thương mại và Môi trường (CTE) của WTO có nhiệm vụ nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiệp định của WTO với các hiệp định thương mại đa phương về môi trường, thúc đẩy quá trình đàm phán vấn đề môi trường trong WTO nhưng vẫn chưa đạt kết quả. Trong bối cảnh đó, Việt Nam, với tư cách là thành viên WTO, cần cân nhắc khi áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường để đảm bảo đáp ứng quy định của WTO.

44 Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu và giám sát theo thời gian thực thông số môi trường nước thải, khí thải ở các khu công nghiệp và đô thị / Trịnh Trọng Chưởng // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.39-40 .- 690

Thông qua việc thực hiện một nhiệm vụ cấp nhà nước, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Công ty Cổ phần công nghệ và phân tích chất lượng cao Hải Dương đã xây dựng thành công hệ thống thu thập và giám sát theo thời gian thực thông số môi trường nước thải, khí thải ở các khu công nghiệp và đô thị, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác giám sát, quản lý môi trường ở nước ta.

45 Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam / Nguyễn Ngọc Khánh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.7 - 9 .- 363

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường không phải là ngành công nghiệp mới xuất hiện, tuy nhiên, ngành công nghiệp môi trường còn non yếu hàng năm mới chỉ đáp ứng được 5% tổng nhu cầu xử lý nước thải đô thị, chế biến và tái chế khoảng 15% nhu cầu chất thải rắn và 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại. Trong đó, tính đến thời 31/12/2018 số doanh nghiệp ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh 2347 doanh nghiệp. Tính cả giai đoạn 2010 - 2020 đã có tới 4.321 doanh nghiệp được thành lập đăng ký hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, với tốc độ gia tăng mạn hàng năm.

46 Vấn đề bảo vệ môi trường của Slovakia / Nguyễn Thị Ngọc // .- 2020 .- Số 11(242) .- Tr. 26-38 .- 363

Phân tích vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường nổi bật của Slovakia giai đoạn 2010-2018, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá chung về thành công, hạn chế của hoạt động bảo vệ môi trường tại Quốc gia này.

47 Cơ chế thị trường cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam : một số vấn đề đặt ra / Vũ Việt Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 576 .- Tr. 73 - 75 .- 363

Trình bày về sự cần thiết phải vận hành cơ chế thị trường cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường, những nguyên tắc vận hành cơ chế thị cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường và một số kiến nghị đối với chính phủ nhằm vận hành cơ chế thị trường cho hoạt động này ở Việt Nam.

48 Những vấn đề môi trường và nhận thức môi trường của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam / Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thu Trang, Phạm Kim Cương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 19 – 24 .- 910

Trong thời gian gần đây, đời sống của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm tại nhiều địa phương. Với mục đích tìm hiểu thực trạng những vấn đề môi trường, góp phần vào việc xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững các vùng dân tộc thiểu số, nghiên cứu này tập trung vào phân tích một số vấn đè môi trường và nhận thức môi trường của cộng đồng các dân tộc thiểu số, bao gồm: dân tộc Mông, Thái, Cơ Tu, MNông, Ê-Đê và Khmer cư trú ở các vùng khác nhau trong cả nước.

49 Ý định giảm thiểu sử dụng và xả thải túi nhựa của cộng đồng dân cư ven biển tại Vịnh Nha Trang: Vai trò của nhận thức tác hại túi nhựa và ý thức bảo vệ môi trường / Lê Chí Công // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 75-92 .- 363

Nghiên cứu này phát triển dựa trên tích hợp hai lý thuyết: hành vi dự định và giá trị kỳ vọng. Một mẫu nghiên cứu theo hạn ngạch được điều tra từ 220/250 cư dân ven vịnh biển Nha Trang. Kết quả 9/9 giả thuyết được ủng hộ. Ý định hành vi giảm thiểu sử dụng túi nhựa của cộng đồng ven biển chịu tác động bởi nhận thức tác hại môi trường; nhận thức tác hại sức khỏe của túi nhựa; trách nhiệm môi trường; và kết cục tương lai, trong khi thái độ với việc bảo vệ môi trường ven biển đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các nhân tố trên. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm giúp cư dân ven biển nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch biển đảo, góp phần phát triển du lịch biển hướng đến tính bền vững tại vịnh Nha Trang.