CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Môi trường
61 Phân tích tương quan giữa dữ liệu môi trường nhiệt độ và gió với chuyển vị cầu dây văng do bằng công nghệ GPS / Phạm Thị Thương Huyền // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 40 - 42 .- 363
Phân tích tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ môi trường và vận tốc gió với dữ liệu chuyển vị của cầu dây văng do bằng công nghệ GPS.
62 Sử dụng thiết bị FACTS điều khiển bằng thyristor Giải pháp thân thiện với môi trường / Nguyễn Văn Liêm // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 23 (325) .- Tr. 46 - 48 .- 363
Trình bày thiết bị FACTS thuộc nhóm thứ nhất hy vọng sẽ được sử dụng cho hệ thống điện Việt Nam để thích ứng trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với biến đổi khí hậu khắc nghiệt.
63 Điều chỉnh pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải ở một số nước ASEAN / Nguyễn Thị Hưng // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 26 - 27 .- 363
Trình bày nội dung về khái niệm quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nguồn luật điều chỉnh và một vài gợi mở cho Việt Nam.
64 Môi trường nông thôn và một số đề xuất giải thiểu ô nhiễm / Ngọc Yến // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 19 (321) .- Tr. 40 - 41 .- 363.7
Quà trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đã và đang đặt ra những thách thức đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
65 Một số giải pháp khả thi giảm thiểu thách thức về rác thải nhựa / Mai Hạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 21 (323) .- Tr. 61 - 62 .- 363
Mỗi năm, chúng ta sản xuất khoảng 300 triệu tấn nhựa, một nửa trong số đó là nhựa dùng một lần. Vậy phải ứng xử với nhựa dùng một lần như thế nào? Về thành phần, nhựa dùng một lần thường được sản xuất với chất phụ gia là dầu mỏ. Điều đó, gây khó khăn cho quá trình tái chế và để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải bổ sung một số vật liệu, hóa chất. Để góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa, Việt Nam không chỉ hạn chế dùng đồ nhựa một lần mà còn cần phải có những giải pháp hợp lý để tránh rơi vào “bẫy ô nhiễm” tạo áp lực khác lên môi trường.
66 Đề xuất giải pháp kiểm soát, nâng cao hiệu quả hồ điều tiết đò xu – Tp. Đà Nẵng / Lê Năng Định, Lê Thị Kiều Oanh // Xây dựng .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 203-208 .- 363
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hồ điều tiết Đò Xu nhằm đưa ra giải pháp kiểm soát, nâng cao hiệu quả hồ phù hợp trong việc điều tiết nước mưa, điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan,... Qua đánh giá về hệ thống thoát nước lưu vực hồ, chất lượng nước hồ, xác định khối lượng và tính chất bùn cặn trong hồ; tác giả nhận thấy hiện nay mức độ ô nhiễm của hồ đang có xu hướng tăng dần.
67 Việt Nam nêu sáng kiến về rác thải nhựa và biến đổi khí hậu / Nguyên Khôi // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 13 (315) .- Tr. 9 .- 363
Trong Hội nghị Trưởng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Việt Nam đã và đang tham gia phong trào chống rác thải nhựa và biến đổi khí hậu, đồng thời nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu về chia sẽ dữ liệu biển – đại dương.
68 Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt / Trần Thị Ngọc Linh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 21 – 23 .- 363
Trình bày tình trạng phát sinh gia tăng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH); Một số tồn tại, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về CTRSH và Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả.
69 Đà Nẵng: Nhìn lại 10 năm triển khai thực hiện Đề án Thành phố môi trường / Xuân Ngọ // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 32 – 33 .- 363
Trình bày một số kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế và xây dựng thành phố môi trường giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
70 An ninh môi trường: Cảnh báo và những việc cần làm ngay / Lâm Nguyễn // Thông tin và Truyền thông - Toàn cảnh Sự kiện & Dư luận .- 2018 .- Số 341(Kỳ 2) .- Tr.29 – 31 .- 363
Trình bày tình hình môi trường đô thị (MTĐT) ở Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ gia tăng ô nhiễm như: ô nhiễm khói bụi, môi trường nước và ngập úng, chất thải rắn và quy hoạch đô thị. Trong các thách thức về môi trường thì cần ưu tiên nguồn lực để giải quyết các vấn đề cấp bách trước.