CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Môi trường
31 Vai trò của các ngành thâm dụng lao động trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030: vận hành 3 trụ cột Kinh tế - An sinh – Môi trường / Lê Tiến Trường // .- 2022 .- Số 12+01 .- Tr. 38-41 .- 330
Trong định hướng phát triển kinh tế 2021-2025 tập trung chủ yếu vào: đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế và nhấn mạnh một số nội dung mới của mô hình.
32 Vai trò trung gian của trách nhiệm môi trường trong ý định mua sản phẩm xanh : nghiên cứu đối với sinh viên ngành kế toán / Nguyễn Thị Hằng Nga // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 217 .- Tr. 88-91 .- 658
Thông tin kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), dựa trên một mẫu khảo sát gồm 293 sinh viên ngành kế toán tại trường đại học trên địa bàn TP.HCM, kết quả cho tháy trách nhiệm xã hội đối với môi trường và trách nhiệm cá nhân đối với môi trường đóng vai trò trung gian bán phần giữa sự xa cách về mặt tâm lý với ý định mua sản phẩm xanh. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý đối với các tổ chức kinh doanh, tổ chức giao dục liên quan đến trách nhiệm thúc đẩy bảo vệ môi trường.
33 Tính đối kháng thực vật và định lượng một số chất đối kháng trong cây cỏ đậu (Arachis pintoi) / Phan Khánh Linh, Phòng Ngọc Hải Triều, Nguyễn Lê Vân, Hồ Lệ Thi // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 41-46 .- 572
Cỏ đậu (còn gọi là cỏ đậu phộng, hoàng lạc thảo) – (Arachis pintoi) – là loài cây họ đậu có khả năng cải tạo đất và làm thức ăn gia súc được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu về tính đối kháng thực vật đã được biết với sự nảy mầm và phát triển của hạt cỏ hôi, tai hùm, hoa xuyến chi, cà chua và tiêu thông qua dịch chiết methanol (MeOH) từ các bộ phận khác nhau của cỏ đậu trên cải bẹ xanh, cỏ lồng vực nước, và lồng vực cạn. Kết quả cho thấy, dịch chiết từ lá cỏ đậu kìm hãm sự nảy mầm, phát triển hạt cỏ hôi và cỏ tai hùm, trong khi dịch chiết từ rễ lại không có tác động.
34 Tình hình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường ở Việt Nam / ThS. Hoàng Thị Hiền, ThS. Nguyễn Thế Thông, ThS. Dương Thị Phương Anh // Môi trường .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 31-33 .- 363
Giới thiệu kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường ở Việt Nam đến năm 2020.
35 Lượng giá thiệt hại về môi trường đối với sự cố hóa chất độc trong sản xuất phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật / ThS. Trần Bích Hồng, ThS. Hàn Trần Việt, TS. Nguyễn Diệu Hằng, TS. Nguyễn Công Thành // Môi trường .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 45-48 .- 363
Trình bày nội dung về lượng giá thiệt hại về môi trường do sự cố, trong đó tập trung vào nhận dạng các thiệt hại về môi trường do sự cố và đề xuất các phương pháp lượng giá thiệt hại về môi trường.
36 Đánh giá hiện trạng và đề xuất giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy tại khu du lịch biển Sầm Sơn / TS. Trương Sỹ Vinh, ThS. Nguyễn Thùy Vân // Môi trường .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 52-55 .- 363
Đánh giá thực trạng quy mô, tính chất và tác động nguồn gây ô nhiễm, lượng phát sinh; Khuyến nghị một số giải pháp giảm thiểu sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
37 Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh Streptococcosis ở các rô phi (Oreochromis sp.) nuôi nước ngọt / Trương Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Vân, Lê Thị Mây, Nguyễn Hữu Nghĩa, Võ Văn Nha, Nguyễn Đình Xuân Qúy, Đặng Thị Lụa // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 42-47 .- 570
Nhằm xác định các yếu tố nguy cơ và đánh giá mức độ liên quan đến sự bùng phát bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi nước ngọt. Phân tích kết quả các yếu tố oxy hòa tan (DO), mật độ Aeromonas spp. và vi khuẩn hiếu khí tổng số cho thấy chúng không có tính tương quan và không phải là yếu tố nguy cơ liên quan đối với bệnh Streptococcosis ở cá rô phi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để dự báo sớm khả năng xuất hiện bệnh ở cá rô phi và đưa ra các giải pháp phòng, trị bệnh Streptococcosis hiệu quả hơn trong thời gian tới.
38 Ứng dụng công nghệ xử lý nước và môi trường tại Công ty Nam An / // .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 45-46 .- 628.4
Công ty TNHH Môi trường Công nghệ cao Nam An một trong số những công ty tham gia thành lập chi hội vật lý doanh nghiệp của hội Vật lý Việt Nam. Gồm nhiều sản phẩm kinh doanh các hệ thống thiết bị công nghệ cao không ngừng nâng cấp và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường. Với hệ thống thiết bị xử lý nước ngầm và nước mặt Công ty luôn mong muốn nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu người dùng.
39 Hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại / Nguyễn Thành Trung, Phạm Trường Giang, Vũ Ngọc Bích, Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 41-43 .- 363
Phân tích hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) trong chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại đã được áp dụng tại một số dịa phương, tuy nhiên chủ yếu ở quy mô nhỏ với chuồng hở. Nhằm đánh giá khả năng áp dụng ĐLSH vào chăn nuôi ở quy mô trang trại với chuồng kín, các tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ ĐLSH trong nuôi lợn ở quy mô trang trại với chuồng kín”. Kết quả cho thấy, khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn nuôi trên nền chuồng sử dụng ĐLSH cao hơn nuôi trên nền xi măng. Đồng thời, phương thức chăn nuôi này cho hiệu quả kinh tế cao hơn, có lợi về mặt xã hội và môi trường so với hình thức chăn nuôi lợn trên nền xi măng truyền thống.
40 Hiệu quả sản xuất lúa gạo theo hướng VietGAP tại Đồng bằng sông Cửu Long / Vũ Anh Pháp, Lê Thành Phiêu, Bùi Chúc Ly // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 1-4 .- 570
Trình bày sản xuất lúa theo hướng VietGAP ở một số địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tăng hiệu quả về kỹ thuật, tài chính, môi trường. Nếu cải thiện thị trường và giá trị đầu ra của sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn. Xây dựng và phát triển mô hình theo hướng VietGAP là tiền đề để bảo đảm sản xuất lúa gạo bền vững. Phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng theo hướng VietGAP là rất phù hợp với phát triển nền nông nghiệp hiện đại trong xu thế hội nhập. Áp dụng thành công VietGAP cần có sự liên kết của các bên tham gia, đặc biệt là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi sản xuất từ đầu vào tới sản phẩm đầu ra cuối cùng trên cơ sở quyền lợi và trách nhiệm của hai bên.