CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Môi trường
1 Tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến khu vực kinh tế có vốn FDI tại các nền kinh tế mới nổi - Vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính / Đỗ Thị Minh Huệ // .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 25-33 .- 330
Nghiên cứu này đánh giá tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các nền kinh tế mới nổi, với vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính. Sử dụng dữ liệu mảng cân bằng của 14 nền kinh tế mới nổi giai đoạn 2002-2021, nghiên cứu phân tích tác động riêng lẻ và tương tác của biến số tổng hợp chất lượng môi trường thể chế cũng như các thành phần của nó - gồm kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ, ổn định chính trị, thượng tôn pháp luật và chất lượng quy định - đến giá trị dòng FDI tích lũy mà một quốc gia tiếp nhận thông qua sự phát triển tài chính. Kết quả chỉ ra, mặc dù việc cải thiện chất lượng thể chế và phát triển tài chính có tác động tích cực đến thu hút FDI, sự tương tác giữa hai yếu tố này có thể tạo ra tác động ngược chiều, làm tăng độ phức tạp trong quy định và giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị chính sách, nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng giữa cải cách thể chế và phát triển tài chính nhằm tối ưu hóa dòng vốn FDI và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
2 Tác động của nhận thức môi trường không ổn định và cam kết quản trị cấp cao đến áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất bao bì Việt Nam / Võ Tấn Liêm // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 55-58 .- 657
Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu tác động của cam kết quản trị cấp cao và nhận thức môi trường không ổn định đến áp dụng kế toán quản trị (KTQT) môi trường và hiệu quả môi trường của các doanh nghiệp (DN) sản xuất bao bì tại Việt Nam. Sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở bất kỳ quốc gia nào chỉ có thể đạt được khi tối ưu hóa sự giàu có và bảo tồn môi trường được cân bằng. Theo kết quả của nghiên cứu này, KTQT môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu quả môi trường tối ưu. Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ chính phủ và các DN sản xuất bao bì Việt Nam trong việc phát triển các cam kết, chính sách môi trường thông qua áp dụng KTQT môi trường.
3 Tác động của môi trường đa văn hóa đến hiệu suất làm việc của nhân viên tại các công ty đa quốc gia ở TP. Hồ Chí Minh / Trần Quốc Đạt, Võ Khắc Thường // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 1A .- Tr. 73-78 .- 658
Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích tác động của môi trường đa văn hóa đến hiệu suất làm việc của nhân viên tại các công ty đa quốc gia (MNC) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu định lượng thông qua các bước sau: thống kê mô tả, phân tích Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Mô hình nghiên cứu về tác động của môi trường làm việc đến hiệu suất làm việc của nhân viên được kiểm định thông qua các phân tích này.
4 Nghiên cứu ý định mua sắm mỹ phẩm thân thiện với môi trường của phụ nữ trẻ tuổi tại Việt Nam / Lê Thị Mai, Lưu Thị Minh Ngọc // .- 2025 .- Số 283 .- Tr. 35-38 .- 658.8
Bài viết tìm hiểu về ý định mua hàng của người tiêu dùng nữ trẻ đối với mỹ phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận phương pháp định lượng được xử lý qua phần mềm SPSS 22.0 và Smart-PLS 3.0. Nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp từ 251 người tham gia là phụ nữ Việt Nam sinh từ năm 1980 đến năm 2012. Qua phân tích, kết quả cho thấy vai trò then chốt của những yếu tố như Mối quan tâm về môi trường (EC), Mối quan tâm về sức khoẻ (HC) và Chuẩn chủ quan (SN) trong việc hình thành thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng trẻ tuổi trong lĩnh vực mỹ phẩm bền vững. Từ đó, một số khuyến nghị được đưa ra giúp cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mỹ phẩm thân thiện với môi trường.
5 Tài chính xanh đối với suy thoái môi trường và năng lượng bền vững tại 45 quốc gia châu Á / Phạm Thị Tường Vân, Trần Thị Lệ Hiền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 281 Kỳ 1 tháng 2 .- Tr. 5-8 .- 363
Nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ của các chỉ số kinh tế, tài chính và lượng khí thải môi trường, nhằm phân tích tác động đổi mới tài chính đến lượng thải carbon, khí thải nhà kính, và tiếp cận điện. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 45 quốc gia châu Á thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng POPU và GDP có tác động dương đến cả 2 biến phụ thuộc khí thải carbon CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Đối với các biến hệ thống tài chính thì nghiên cứu chỉ ra ROE, LIRE, DOCRE, EDST có tác động tích dương đáng kể đến khí thải carbon CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Trong khi đó COINC, ATM tác động âm đáng kể đến CO2 và GRHO. Hơn nữa, ROA, CAAS, DEPO, BORR không có tác động đáng kể đến CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Ngoài ra, POPU, GDP, ROA, ROE, LIRE, COINC, DEPO không có tác động đáng kể đến tiếp cận điện ELEC. Đồng thời CAAS, DOCRE, BORR, ATM, EDST có tác động tích cực và đáng kể đến ELEC. Dựa trên kết quả nghiên cứu ra một số giải pháp để giảm lượng khí thải CO2 và tổng lượng khí thải nhà kính, chú trọng tập trung phân tích tác động của đổi mới tài chính hướng đến tài chính xanh và phát triển bền vững.
6 Nghiên cứu giảm thiểu tác động của hoạt động logistics đến môi trường / Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 84-86 .- 658
Ngày nay, logistics đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đua cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều này tập trung vào việc tiết kiệm chi phí, tạo ra sự khác biệt, rút ngắn thời gian vận chuyển và sử dụng tối đa các khả năng của doanh nghiệp. Sự kết hợp của mọi chức năng và quy trình liên quan đến logistics trở nên càng quan trọng hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp hiện đại hóa một cách hiệu quả mà còn mở ra cơ hội mới trong việc giải quyết vấn đề và tận dụng các lợi ích tiềm ẩn. Số lượng phương tiện vận chuyển theo đó cũng đang tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng về tác động của việc tăng cường hoạt động logistics đối với môi trường.
7 Ảnh hưởng của mối quan tâm về môi trường tới ý định ; mua mỹ phẩm thuần chay trên nền tảng mạng xã hội / Phạm Văn Tuấn, Lê Thị Hoài Như, Lê Thị Thuý Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Thị Hải Như, Đàm Hải Yến // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 90-92 .- 658
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của mối quan tâm về môi trường đến ý định tiêu dùng mỹ phẩm thuần chay trên nền tảng mạng xã hội của Gen Z tại địa bàn thành phố Hà Nội. Nhóm tác giả đã thu thập được 338 mẫu khảo sát trực tuyến từ gen Z trên địa bàn Hà Nội có quan hệ mật thiết với đề tài nghiên cứu. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý qua hai phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 24.0 để từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể. Kết quả cho thấy ý định mua bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi thái độ của người tiêu dùng.
8 Tác động của quy định về môi trường đến chuyển đổi xanh theo định hướng toàn diện / Phạm Quang Huy, Vũ Kiến Phúc // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 181-184 .- 363
Mục tiêu chính của nghiên cứu này hướng đến việc tìm hiểu tác động của quy định về môi trường đến thực hiện chuyển đổi xanh toàn diện. Nghiên cứu cũng hướng đến việc tìm hiểu tác động của hiệu quả chuyển đổi số bền vững đến mối quan hệ giữa quy định về môi trường và chuyển đổi xanh toàn diện. Ngoài ra, vai trò của năng lực trí tuệ của kế toán viên trong việc thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh toàn diện thông qua khai thác tiềm năng của quy định về môi trường và hiệu quả chuyển đổi số bền vững cũng được kiểm định trong nghiên cứu này. Mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để phân tích dữ liệu thống kê từ 683 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách hữu ích.
9 Chuyển đổi song sinh xanh và chuyển đổi số: Con đường hướng tới tăng trưởng bền vững / Lâm Việt Tùng // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng 1 .- Tr. 154-159 .- 363
Bài viết đề cập khái niệm về chuyển đổi song sinh xanh hay chuyển đổi kép xanh, tầm quan trọng của nó, cũng như những thách thức, cơ hội liên quan và việc kết hợp chuyển đổi số (CĐS) vào chuyển đổi song sinh xanh.
10 So sánh một số vấn đề môi trường giữa mô hình nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh–bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu / Nguyễn Ngọc An, Trương Võ Anh Dũng, Giảng Duy Tân, Nguyễn Thị Diệu Hạnh, Phạm Tấn Việt // .- 2023 .- Số 62 - Tháng 02 .- Tr. 94-102 .- 363
Hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ngày càng mở rộng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, một trong những thủ phủ của ngành nuôi tôm cả nước, dẫn đến quá trình chuyển đổi giữa các mô hình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh (TC-BTC) sang STC. Đây là các mô hình nuôi tôm nước mặn, lợ có ảnh hưởng chính đến môi trường nước tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu của bài báo này là: Đánh giá so sánh chất lượng môi trường nước thải và bùn thải phát sinh giữa mô hình tôm nuôi STC và TC-BTC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và công tác quản lý môi trường của hai mô hình dựa trên kết quả lấy mẫu phân tích tại 120 cơ sở (STC: 60; TC-BTC: 60) và kết hợp khảo sát, thu thập thông tin bằng phiếu điều tra tại 286 cơ sở/hộ nuôi tôm trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy: (1) Nồng độ các thông số chất lượng nước thải ở ao nuôi tôm mô hình TC-BTC cao hơn so với mô hình STC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa 2 mô hình được biểu thị ở thông số pH và TSS; (2) Sự tích luỹ vật chất hữu cơ và vô cơ trong bùn thải ao nuôi STC ở các thông số T-N, T-P, TOC cao hơn so với ao nuôi TC-BTC, thể hiện ở giá trị phân vị thứ 75, nhưng không nhiều và không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai mô hình được biểu hiện ở các chỉ tiêu Độ mặn và As; và (3) Về quản lý môi trường nước ao nuôi có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa 2 mô hình, trong đó tỷ lệ hộ có xy phông đáy ao, tỷ lệ hộ có biện pháp xử lý nước thải ao nuôi và tuần hoàn tái sử dụng nước ao nuôi tại mô hình nuôi STC cao hơn hẳn mô hình TC-BTC. Do đó, xu hướng chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm TC-BTC sang mô hình STC áp dụng công nghệ cao cần được khuyến khích phát triển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở phát triển bền vững giữa lợi ích kinh tế và môi trường.