CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dược liệu
71 Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa bài thuốc Testin CT3 dực trên các chỉ tiêu định tính và định lượng một số chất đặc trưng bằng phương pháp TLC và HPLC / Nguyễn Thị Phương Thảo, Đỗ Thị Hà, Lê Thị Loan, Vũ Thị Diệp, Vũ Văn Điền, Vũ Mạnh Hùng // Dược học .- 2018 .- Số 11 (Số 511 năm 58) .- Tr. 23-27 .- 615
Trình bày kết quả nghiên cứu tiêu chuẩn hóa cao đặc bài thuốc Testin CT3 dựa trên các chỉ tiêu định tính và định lượng một số thành phần đặc trưng.
72 Tác dụng ức chế sản sinh NO in vitro của hai hợp chất kaempferol glycosid phân lập từ phần trên mặt đất của cây bồ giác (Psychotria asiatica L.) / Bùi Duy Tình, Hồ Cảnh Hậ, Nguyễn Tuấn Quang, Nguyễn Xuân Nhiệm, Hoàng Việt Dũng // Dược học .- 2018 .- Số 11 (Số 511 năm 58) .- Tr. 47-51 .- 615
Làm sáng tỏ về kinh nghiệm dân gian sử dụng cây bồ giác trong một số bệnh như viêm họng, viêm amidan, đau nhức xương khơp do viêm….
73 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng pinoresinol diglucosid trong cao khô đỗ trọng bằng phương pháp HPLC / Trần Thanh Tâm, Nguyễn Đức Hạnh, Huỳnh Trần Quốc Dũng, Nguyễn Đức Tuấn // Dược học .- 2018 .- Số 11 (Số 511 năm 58) .- Tr. 60-64 .- 615
Xây dựng quy trình định lượng PDG trong cao khô đỗ trọng, góp phần đánh giá và nâng cao khô đỗ trọng và các sản phẩm liên quan.
74 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học loài cách thư tái (Fissistigma pallens (Fin. & Gagnep.) Merr.) / Ngô Sỹ Thịnh, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Xuân Nhiệm, Nguyễn Thế Cường // Dược học .- 2018 .- Số 11 (Số 511 năm 58) .- Tr. 81-85 .- 615
Trình bày đặc điểm hình thái, vi phẫu và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cây cách thư tái (Fissistigma pallens (Fin. & Gagnep.) Merr.).
75 Nghiên cứu điều chế cao lá chè xanh (Camellia sinensis (L.) Kuntze) giàu catechin sử dụng nhựa macroporous / Trần Trọng Biên, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Hân // Dược học .- 2018 .- Số 10 (Số 510 năm 58) .- Tr. 58-61, 71 .- 615
Khảo sát và tối ưu hóa ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình hấp thụ, phản hấp thụ EGCG trên nhựa macroporous.
76 Thiết kế và tối ưu hóa công thức viên ngậm chứa dược liệu / Lâm Hoàng Yến, Huỳnh Văn Hóa, Phạm Đình Duy // .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 156-161 .- 610
Các thành phần được tối ưu hóa gồm có 23,3 phần trăm sorbitol; 64,09 phần trăm mannitol và 3,05 phần trăm Lycatab DSH. Công thức tối ưu đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm và kết quả cho thấy độ rã của viên ngậm là 10 phút và độ mài mòn viên là 0,75 phần trăm không khác so với dự đoán của phần mềm.
77 Nghiên cứu bào chế viên nén bao phim hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây sầu đâu (Azadirachta indica) tại An Giang / Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Nguyễn Kim Nguyệt, Nguyễn Thị Ngọc Vân // .- 2017 .- Số 13+14 .- Tr. 259-269 .- 610
Quy trình chiết xuất cho hiệu suất và hoạt tính in vitro cao nhất được thực hiện với dung môi athanol 90 phần trăm, tỷ lệ dược liệu/dung môi 1:10, tốc độ rút dịch chiết 1ml/phút. Tá dược độn phù hợp là Di-tab. Để tạo lớp màng bao chống ẩm hiệu quả, PVA được lựa chọn sử dụng với dung môi hòa tan là hỗn hợp ethanol 96 phần trăm và nước tỷ lệ 3:1. Viên nén thành phẩm có khản ăng chống ẩm tốt, đạt các chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng và độ rã theo tiêu chuẩn.
78 Tác dụng chống viêm cấp và mạn tính của cao chiết từ phần trên mặt đất cây Mũi mác / Nông Thị Anh Thư, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Bích Thu // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr.15 – 19 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống viêm cấp và mạn tính của cao toàn phần và cao phân đoạn ethyl acetat chiết xuất từ phần trên mặt đất của cây Mũi mác trên thực nghiệm. Tác dụng chống viêm cấp của cao Mũi mác được đánh giá trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin và mô hình gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng. Để đánh giá tác dụng chống viêm mạn tính, mô hình gây u hạt bằng sợi amiant trên chuột nhắt trắng được tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao Mũi mác phân đoạn ethyl acetat và cao toàn phần liều 4,8 và 14,4 g/kg/ngày có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng chuột cống trắng. Cao Mũi mác phân đoạn ethyl acetat liều 9,6 và 28,8 g/kg/ngày có tác dụng chống viêm mạn tính trên mô hình gây u hạt bằng sợi amiant trên chuột nhắt trắng.
79 Điều chế hệ vi tự nhũ để cải thiện tính kém bền của schaftosid trong cao kim tiền thảo toàn phần / Trần Lê Tuyết Châu, Phạm Bảo Ngọc,Trương Công Trị, Dương Chí Toản // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr.10 – 14 .- 615
Hệ thống chuyển giao thuốc dạng vi tự nhũ (self-microemulsifying drug delivery system, SMEDDS) thường gọi là hệ vi tự nhũ chứa cao chiết kim tiền thảo (KTT) được điều chế nhằm cải thiện độ ổn định của schaftosid. Hệ SMEDDS-KTT được điều chế chứa 30% cao chiết KTT (w/w) bao gồm isopropyl myristate (35%, w/w), tween 80 (45%, w/w) và propylen glycol 400 (20%, w/w). Hệ SMEDDS-KTT tạo thành có kích thước trung bình tiểu phân là 75,47±1,46 nm, hệ số đa phân tán (PdI) là 0,24±0,02 và giá trị thế zêta trung bình là -8,03±0,45 mV. Độ ổn định của schaftosid được thực hiện ở 37±2oC trong các môi trường pH khác nhau (pH 1,2 trong 2 giờ, pH 6,8 trong 6 giờ và pH 7,4 trong 8 giờ). Kết quả chứng minh độ ổn định của schaftosid được cải thiện rõ rệt bởi hệ SMEDDS-KTT.
80 Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP Đà Nẵng / Tôn Nữ Thị Như Quỳnh, Trương Thị Đẹp, Đặng Văn Sơn // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr. 20 – 24 .- 615
Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã xác định được 657 loài, 396 chi, 133 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, bao gồm Lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 16 loài có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của IUCN (2017). Hình thức sử dụng cây thuốc cũng được chia làm 3 nhóm gồm: chia theo bộ phận dùng, phương thức sử dụng và nhóm bệnh chữa trị. Dạng sống của cây thuốc được chia làm 7 nhóm, bao gồm: cây thân thảo có 178 loài (chiếm 27,1%), cây bụi có 139 loài (21,2%), dây leo có 122 loài (18,6%), cây gỗ lớn có 65 loài (9,9%), cây gỗ nhỏ có 138 loài (21%), bán ký sinh có 9 loài (1,4%) và phụ sinh có 6 loài (0,9%).