CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
31 Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và giải pháp đến năm 2030 / Nguyễn Thị Hằng, Ngô Thế Chi // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 5-8 .- 330

Bài viết này trình bày và phân tích khái quát về xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2020-2023 và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này giai đoạn đến 2030.

32 Tác động của độ mở kinh tế đến phát triển kinh tế Việt Nam / Lê Nguyễn Diệu Anh // .- 2024 .- Số 321 - Tháng 03 .- Tr. 52-62 .- 330

Bài viết nghiên cứu tác động của độ mở kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2022 bằng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL. Nguồn dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới và Trading Economics… Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, độ mở kinh tế có tác động tích cực đến phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị gợi mở hàm ý chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam, tận dụng các lợi thế quốc gia, điều tiết thương mại nội địa góp phần ổn định và phát triển thị trường trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển, định hướng ưu tiên FDI theo các tiêu chí xanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

33 Thúc đẩy kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới / Thân Văn Thanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 167-169 .- 330

Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đối ngoại được coi là một trong những khâu rất quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của nền kinh tế và trở thành động lực tăng trưởng cho kinh tế quốc gia. Đối với Việt Nam, sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế đối ngoại đã phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo đà phát triển của Đất nước trong giai đoạn mới. Bài viết khái quát về chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta kể từ giai đoạn Đổi mới (1986) đến nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới.

34 Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút vốn FDI tại Bắc Ninh / Vương Thị Minh Đức, Phan Thị Hồng Thảo, Trần Thị Thắng, Nguyễn Minh Loan, Đào Thị Sao // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- .- 658

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, nhiều ngành sản xuất công nghiệp còn thiếu công nghiệp hỗ trợ đi kèm, phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên bị động, chi phí cao. Bắc Ninh là địa phương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết phân tích thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Bắc Ninh và vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

35 Tín dụng chính sách trong bức tranh tài chính toàn diện ở Việt Nam / Nguyễn Việt Hưng, Trần Thị Thương Hiền, Nguyễn Thị Hồng Lanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 49-52 .- 332

Trong xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, cũng như các nước thế giới, Việt Nam đang chú trọng việc thúc đẩy sự phát triển của tài chính toàn diện. Cụ thể, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra quan điểm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện an toàn, hiện quả, bền vững; có sự phối hợp, tham gia của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân… Trong bức tranh tài chính toàn diện, tín dụng chính sách đang là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

36 Nghiên cứu chính sách phát triển mô hình hợp tác xã tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phương, Trương Anh Tuấn, Đinh Thị Thanh Tâm, Lý Thu Cúc // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 81-84 .- 658

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ và phát triển mô hình tổ chức theo hợp tác xã và đã có những tác động đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các mô hình hợp tác xã này đã chứng minh được sự phù hợp với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình hợp tác xã chưa phát huy được hết vai trò của nó. Do đó, để các hợp tác xã phát triển bền vững và mang lại hiệu quả tốt hơn, các chính sách hỗ trợ và phát triển hợp tác xã cần được thiết kế và thực hiện theo tiếp cận từ dưới lên, dựa trên nhu cầu của các hợp tác xã.

37 Phát triển kinh tế số và tác động đễn phát triển Kinh tế - Xã hội ở Trung Quốc / Nguyễn Mai Đức // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 3-14 .- 330

Thông qua các số liệu kinh tế và tình hình xã hội thực tế những năm gần đây tại Trung Quốc để phân tích tác động của kinh tế số đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống Trung Quốc.

38 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 121-123 .- 330

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nền kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế số và khả năng gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế trong dài hạn gắn liền với trách nhiệm xã hội, sản xuất xanh và phát triển bền vững. Xuất phát từ quốc gia có mức độ phát triển thấp, Việt Nam đã từng bước phát triển kinh tế và đạt được thành tựu quan trọng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi gia tăng đóng góp của kinh tế số có khả năng gia tăng thành tựu trong phát triển kinh tế trong dài hạn.

39 Phát triển thị trường carbon tại Trung Quốc / Nguyễn Thị Nguyệt Nga // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 127-129 .- 330

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu, việc xây dựng, vận hành và phát triển thị trường carbon trở thành công cụ ngày càng quan trọng. Trung Quốc là một trong những quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, thị trường carbon của nước này có quy mô lớn, chính thức ra đời từ năm 2021, được đánh giá là còn nhiều không gian và triển vọng rộng mở để phát triển trong thời gian tới. Bài viết trao đổi về những kinh nghiệm trong phát triển thị trường carbon của Trung Quốc, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong bối cảnh Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước để vận hành thị trường này trong thời gian tới.

40 Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay / Nguyễn Thị Quý // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 22 - 24 .- 658

Kinh tế tư nhân bao gồm các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu khách quan. Để kinh tế tư nhân phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần nắm vững nội dung phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở kết hợp giữ vững nguyên tắc chiến lược trong phương hướng cơ bản phát triển kinh tế tư nhân với sự linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng các chủ trương, chính sách, hình thức bước đi và biện pháp thích hợp nhằm thực hiện cùng lúc hai mặt của phát triển kinh tế tư nhân là vừa bảo đảm góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững cho nền kinh tế, vừa giữ vững mục tiêu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.