CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
41 Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay / Nguyễn Thị Quý // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 22 - 24 .- 658
Kinh tế tư nhân bao gồm các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu khách quan. Để kinh tế tư nhân phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần nắm vững nội dung phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở kết hợp giữ vững nguyên tắc chiến lược trong phương hướng cơ bản phát triển kinh tế tư nhân với sự linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng các chủ trương, chính sách, hình thức bước đi và biện pháp thích hợp nhằm thực hiện cùng lúc hai mặt của phát triển kinh tế tư nhân là vừa bảo đảm góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững cho nền kinh tế, vừa giữ vững mục tiêu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.
42 Thay đổi nhận thức để phát huy tiềm năng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với châu Phi / Lê Kim Sa, Lê Bích Ngọc // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 46 - 48 .- 658
Trong những năm gần đây, châu Phi dần nổi lên như một khu vực phát triển năng động trên thế giới. Quan hệ đối tác chiến lược với châu Phi được nhiều quốc gia chú trọng và nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Mặc dù tiềm năng hợp tác đầu tư kinh tế thương mại song phương chưa được khai thác hết trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng song bề rộng và chiều sâu của hợp tác kinh tế thương mại chưa được cải thiện đáng kể. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, cùng với quyết tâm chính trị cao, cần phải có những nghiên cứu khoa học nhằm phân tích thực chất và quá trình triển khai nhằm định hướng khai thác tối đa tiềm năng và nhu cầu mỗi bên, khắc phục khó khăn, đưa hợp tác song phương đi vào hiệu quả hơn.
43 Phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần nghị quyết số 10-NQ/TW điểm nhấn năm 2023 / Hoàng Thị Hường // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 79-84 .- 330
Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước. Bài viết tìm hiểu một số chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân kể từ Đại hội VI của Đảng đến nay, đồng thời điểm lại những điểm sáng của kinh tế tư nhân trong năm 2023 và nêu ra một số triển vọng của thành phần kinh tế này thời gian tới.
44 Triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 / Nguyễn Đoan Trang, Phạm Cao Kỳ // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 106 - 110 .- 332
Nghiên cứu này xem xét tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến chia sẻ tri thức xanh và hành vi làm việc xanh qua phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 218 nhân viên tại doanh nghiệp giải pháp phần mềm. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho vai trò của quản trị nguồn nhân lực xanh trong việc thúc đẩy quá trình chia sẻ tri thức xanh và khuyến khích hành vi làm việc xanh của nhân viên.
45 Yêu cầu xác minh danh tính và một số chính sách phòng, chống gian lận kỹ thuật số tại Thái Lan / Nguyễn Thị Thu // .- 2024 .- Sô 02 (629) .- Tr. 83 - 87 .- 332
Kế hoạch kinh tế 4.0 của Chính phủ Thái Lan nhằm mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy số hóa và tiến bộ công nghệ của đất nước. Là một phần của chiến lược này, thanh toán kỹ thuật số không tiếp xúc ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến tại Thái Lan. Sự gia tăng của thanh toán không tiếp xúc mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như tăng sự thuận tiện và tốc độ giao dịch, nhưng cũng đặt ra những thách thức mới về rủi ro tội phạm tài chính. Các đối tượng lừa đảo tội phạm liên tục điều chỉnh các kỹ thuật của chúng để khai thác kè hở trong hệ sinh thái số. Tội phạm mạng là một vấn đề cấp bách của Thái Lan khi quốc gia này đứng đầu Đông Nam Á về lừa đảo trực tuyến, với gần 80% tội phạm mạng là xuất phát từ các cuộc tấn công lừa đảo được báo cáo. Trước bối cảnh đó, Chính phủ Thái Lan và các bộ, ngành liên quan, trong đó có Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã triển khai nhiều chính sách nhằm nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp khỏi gian lận, lừa đảo và các tội phạm tài chính khác.
46 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng / Trường Phúc // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr.13-15 .- 658
Trong điều kiện toàn cầu hoá và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xuất hiện hàng loạt các yếu tố đòi hỏi phải tính đến, để bảo đảm "tính hợp lý” trong phát triển CNHT. Trong đó có yếu tố về tư duy kinh tế toàn cầu, việc đặt nền kinh tế mỗi quốc gia trong mạng lưới sản xuất và phẫn phối toàn cầu, yếu tố về xử lý mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và thị trường. Về lý thuyết, cho đến nay, đó là những vấn đề vẫn chưa được lý giải rõ ràng; về thực tế, vẫn còn những quan điểm khác nhau về phát triển CNHT ở những nước đang trong quá trình công nghiệp hoá như Việt Nam.
47 Phát triển thị trường chứng khoán thành kênh huy động vống trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế / Trần Phúc Vinh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 22-24 .- 332.6
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) vẫn chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn chủ yếu của doanh nghiệp, mà vẫn phụ thuộc chính vào nguồn vốn vay của ngân hàng, gây áp lực rủi ro cho hệ thống Ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô. Bài báo tập trung nghiên cứu thực trạng về quy mô thị trường cổ phiếu,trái phiếu, số lượng chất lượng doanh nghiệp niêm yết, cơ cấu nhà đầu tư,mỗi trường pháp lý,tính minh bạch,hiệu quả của thị trường ., đưa ra các giải hoàn thiện chính sách,cơ chế để tạo động lực mới,tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả, thực sự trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế .
48 Thực trạng phát triển kinh tế số ở thành phố Đà Nẵng / Lê Huy Kim Hoàng Anh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 31-33 .- 330
Làn sóng tiếp theo của những công nghệ số sẽ mang lại tiềm năng chuyển đổi Đà Nẵng thành một nền kinh tế hoạt động với hiệu quả vượt trội và mang lại mức sống cao hơn cho tất cả người dân Đà Nẵng trong những thập kỉ tới. Thành phố Đà Nẵng cũng đã và đang thể hiện rõ quyết tâm, định hướng và nỗ lực hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số. Bài viết trình bày về thực trạng phát triển kinh tế số ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp cho phát triển kinh tế số ở thành phố Đà Nẵng.
49 Dịch chuyển nền kinh tế tuần hoàn và đề xuất chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 45-47 .- 330
Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu của thời đại, được toàn câu đồng coi là cuộc Cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21 bởi áp lực từ các vấn đề tiêu cực do các mô kinh tế tuyến tính gây ra và những lợi ích thấy rõ của KTTH. Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế đã có sự thay đổi vượt bậc, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Nam năm 2022 đạt khoảng 4.160 USD. Tuy nhiên, đi kèm với tăng trưởng, mô hình kinh tế tuyến tính ra những vấn đề môi trường không nhỏ.
50 Đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa cho phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh / Dương Trí Dũng // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 54-56 .- 658.3
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng của cả nước; là một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Những thành tựu này vừa là cơ sở để nâng cao hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành phố, vừa là động lực góp phần xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.