CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
51 Thúc đẩy liên kết vùng nhằm phát triển dịch vụ logistics ở tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh mới hiện nay / Nguyễn Đức Toàn // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 63-67 .- 658.7
Đánh giá được tầm quan trọng của logictics với sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chủ trương chính sách đưa lại sự phát triển nhanh chóng của ngành này. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhanh chóng của thực tiễn, ngành logictics của tỉnh Phú Thọ gặp nhiều khó khăn thách thức. Thúc đẩy liên kết vùng nhằm phát triển dịch vụ Logistics tại tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bất đẳng xã hội. Đây là một hướng đi quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này trong thời điểm hiện nay. Bài viết sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
52 Một số giải pháp thúc đẩy ý định khởi nghiệp của phụ nữ dựa trên mô hình nhận thức thái độ / Nguyễn Thị Bích Duyên, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Nguyệt // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 74-77 .- 658
Nghiên cứu áp dụng mô hình nhận thức thái độ dựa trên bốn yếu tố nhận thức về sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân để khám phá mối quan hệ giữa chúng và ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ước lượng mức độ tác động của các yếu tố nhận thức về sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Nghiên cứu định lượng dựa trên 396 bảng khảo sát hợp lệ để phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy các biến đề cập bao gồm sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân đều có ảnh hưởng về mặt thống kê đối với ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Biến thành tích và sáng tạo đóng vai trò quan trọng vì có mức tác động lớn đối với ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Dựa trên kết quả phân tích, một số giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của phụ nữ được đề xuất.
53 Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trên nền tảng thực hiện đổi mới sáng tạo / Lê Thị Hồng Thúy // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 83-87 .- 658
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) là mục tiêu của Chính phủ, chính quyền địa phương trong những năm gần đây. Nghiên cứu tác động của chỉ số PCI đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nhằm đưa ra đánh giá, nhận định đầy đủ hơn về nỗ lực cải thiện chỉ số này có thực sự thúc đẩy phát triển DNTN. Đặc biệt, sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới đòi hỏi DN phải thực hiện đầu tư vào công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động và năng suất của DNTN. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như gia nhập thị trường, tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh và đào tạo lao động có tác động tiêu cực đến sự phát triển của DNTN.
54 Hỗ trợ vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và những bài học rút ra cho Việt Nam / Phạm Văn Thịnh // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 93-96 .- 658
Giải pháp tài chính cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong những vấn đề mà nhiều quốc gia luôn quan tâm, trong đó có Việt Nam. Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã rất thành công khi đưa ra hệ thống giải pháp tài chính phù hợp giúp các DNNVV có thể tiếp cận vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, bài viết tập trung tổng kết những giải pháp tài chính liên quan đến hỗ trợ vốn cho DNNVV của một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Đức. Nghiên cứu những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia này sẽ là tiền đề quan trọng để rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của nước ta.
55 Hệ thống ngân hàng thành phố Hải Phòng góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương / Nguyễn Thị Dung // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 89-91 .- 332.12
Năm 2023, thành phố Hải Phòng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng còn nhiều thách thức; lạm phát ở mức cao, nhiều nền kinh tế phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; tuy nhiên, thương mại toàn cầu sụt giảm đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp, tài chính - tiền tệ.Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tạo đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh. Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số và thanh tra, giám sát đồng thời đưa ra phương hướng phát triển nhiệm vụ năm 2024.
56 Hệ thống ngân hàng thành phố Cần Thơ - 20 năm tích cực đồng hành và góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố / Trần Quốc Hà, Lê Thị Kim Hằng // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 92-97 .- 332.12
Thành phố Cần Thơ đã trở thành một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cũng là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ tạo được những dấu ấn, vị thế và tiềm lực kinh tế chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tạo sức lan tỏa để các tỉnh trong vùng ĐBSCL cùng phát triển. Cùng đồng hành và góp phần khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của một thành phố năng động và phát triển, hệ thống ngân hàng thành phố Cần Thơ với vai trò là trung gian tài chính và thanh toán khu vực, đã và đang phát huy hiệu quả mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng với quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của thành phố.
57 Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững / Lê Hoàng Chính Quang // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 107-109. .- 332.12
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về việc chủ động trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị triển khai; đặc biệt là rà soát và hoàn thiện hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán số được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng, gia tăng tiện ích1. Nhờ hành lang pháp lí thuận lợi, hạ tầng kĩ thuật phục vụ thanh toán số vận hành an toàn, ổn định, thông suốt và hệ sinh thái số các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng được đầu tư, phát triển mạnh theo phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tạo tiền đề rất quan trọng để phổ cập thanh toán số.
58 Giải pháp thu hút hiệu quả dòng vốn FDI / Nguyễn Anh Thu, Nguyễn Thị Thanh Mai // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 63-66 .- 330
Năm 2023 đánh dấu một giai đoạn mà nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức do môi trường quốc tế tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định và rủi ro cho quá trình phát triển, trong đó có cả những thách thức đặc biệt trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bài viết này phân tích toàn diện thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 2023, làm rõ thêm cơ hội mà Việt Nam có được trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động như hiện nay, từ đó gợi ý chính sách nhằm giúp dòng FDI đóng góp tích cực hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước.
59 Giải pháp thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 / Trần Thị Hồng Minh, Đặng Thị Thu Hoài // .- 2024 .- Số 01 (628) .- Tr. 23-27 .- 330
Ba năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động nghịch chiều, thách thức nhiều hơn thuận lợi. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam đã vững vàng vượt qua thử thách, đạt nhiều kết quả khả quan, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo dựng nền tảng cho các động lực tăng trưởng mới.
60 Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển Việt Nam trong bối cảnh mới / Bùi Quang Tuấn, Trần Thị Hoa Thơm // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- .- 330
Bài viết phân tích vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế 3 các chính sách khoa học và công nghệ biển, phân tích những cơ hội và thách thức cho việc nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ phục vụ kinh tế biển Việt Nam trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số định hướng và giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển ở Việt Nam trong thời gian tới.