CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
21 Xu hướng phát triển tài chính phi tập trung / Nguyễn Thị Thanh Hà // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 81-83 .- 332
Sự phát triển của công nghệ blockchain đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động tài chính toàn cầu. Từ những ý tưởng ban đầu tạo ra sổ cái phi tập trung và được nắm giữ giữa các cá nhân để đảm bảo tính minh bạch của thông tin đến sự lớn mạnh của mạng lưới blockchain 2.0, 3.0, 4.0 đã tạo ra vô số ứng dụng cần thiết cho cuộc sống. Một trong số đó là các ứng dụng dành cho tài chính hiện đại trong thời đại 4.0. Blockchain giờ đây không chỉ phục vụ việc chuyển tiền mà như một bộ phận thu nhỏ của ngân hàng thương mại. Đây là bước tiến quan trọng trong hình thành ngân hàng phi tập trung, không phụ thuộc vào tổ chức nào. Bài viết làm rõ mạng lưới blockchain, cách thức hoạt động của tài chính phi tập trung, những lợi ích, tồn tại và xu hướng phát triển, nguy cơ thay thế ngân hàng truyền thống.
22 Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam / Đinh Thị Hương, Trần Văn Tran // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 95-98 .- 658.3
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên là chính sang nền kinh tế dựa trên tài nguyên tri thức với trụ cột là internet và kỹ thuật số. Nền kinh tế số ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó phát triển nguồn nhân lực số phải được chú trọng. Bài viết làm rõ khái niệm, các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam thông qua mô hình Kano – IPA, từ đó, đề xuất một số kiến nghị trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam.; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng, ngành Tài chính.
23 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang, Lưu Minh Ngọc, Lê Thị Kim Nhung // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 68-70 .- 330
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 07 tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm của sự giao lưu giữa vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc là cửa ngõ vào - ra của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là nơi tập trung các tuyến đường, bến cảng hướng ra biển. Đặc biệt, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Đây là khu vực có những lợi thế, tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế du lịch.
24 Xây dựng, khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn Thị Thanh Liên // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 49-51 .- 378
Ngày 25/09/2023,Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1117/QĐ-TTg Phê duyệt Chương xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) trong giáo dục đại học với mục tiêu cụ thể đoạn 2023- 2026 là xây dựng và vận hành cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học. viết dưới đây chia sẻ những thông tin tổng quan về tài nguyên giáo dục mở và lợi ích, thuận lợi, khó của các trường đại học trong xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở. Từ đó, tác giả luận bàn về một giải pháp để xây dựng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu này trong trường đại học góp vào sự phát triển kinh tế bền vững.
25 Chính sách khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Ngô An Hạ // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 55-57 .- 330
Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu; các sản phẩm KH&CN đóng góp trực tiếp vào GDP. Sự phát triển của KH&CN có tác động mang tính quyết định đối với tăng trưởng dài hạn và chất lượng tăng trưởng. Đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc đổi mới chính sách khoa học công nghệ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam.
26 Chính sách phát triển kinh tế số ở một số quốc gia và hàm ý cho Việt Nam / // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 113-115 .- 330
Với dân số gần 100 triệu người, lượng người dùng Internet và điện thoại thông minh đông đảo, độ bao phủ của hạ tầng Internet và viễn thông tương đối rộng khắp, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn từ hành lang pháp lý, hạ tầng công nghệ đến nguồn nhân lực phát triển kinh tế số...đều chưa tốt. Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế để góp phần tìm kiếm giải pháp khắc phục những hạn chế trên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nền kinh tế số của Việt Nam thời gian tới.
27 Thu hút ODA Australia vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Nguyễn Tiến Đức // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 16-18 .- 332
Trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam, Australia là một nhà tài trợ lớn, vốn ODA từ Australia đóng góp tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù ODA từ Australia vào Việt Nam những năm có sự sụt giảm, nhưng ODA Australia được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong vốn ODA của Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh thu hút ODA của Việt Nam ngày gặp khó khăn khi tiến dần tới mốc nước thu nhập trung bình- cao. Bài viết đánh giá thực trạng thu hút Australia vào Việt Nam những năm qua, từ đó đề xuất những kiến nghị cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh hút ODA từ Australia nói riêng và thu hút ODA nói chung trong những năm tới.
28 Phát triển kinh tế du lịch bền vững vùng Đông Nam Bộ / Trần Thu Hương, Lê Quốc Hồng Thi, Dương Thị Xuân Diệu // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 200-202 .- 910
Phát triển kinh tế du lịch bền vững mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, thông qua việc khai thác hiệu quả các nguồn lực để tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Dựa vào nguồn dữ liệu định lượng ngành Du lịch Đông Nam Bộ trong những năm gần đây và trên cơ sở các tiêu chí đánh giá kinh tế du lịch bền vững nói chung, nhóm tác giả tiến hành phân tích thực trạng phát triển của kinh tế du lịch bền vững khu vực Đông Nam Bộ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch khu vực này phát triển bền vững.
29 Giải pháp phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên / Phạm Thị Kim An // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 230 - 232 .- 330
Bài viết này tập trung trao đổi về chủ trương, định hướng phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên theo các nghị quyết của Đảng, Chính phủ trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
30 Nghiên cứu thực trạng kinh tế đêm tại Việt Nam / Phan Đình Quyết // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 46-50 .- 330
Kinh tế đêm đã được coi là chiến lược phát triển kinh tế mũi nhọn của nhiều nước phát triển trên thế giới. Kinh tế ban đêm sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực tại chỗ để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cần có sự đánh giá, nhận diện tiềm năng phát triển, cũng như những tồn tại, thách thức của kinh tế ban đêm. Nghiên cứu này khái quát những vấn đề tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế đêm tại Việt Nam.