CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
11 Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút vốn FDI tại Bắc Ninh / Vương Thị Minh Đức, Phan Thị Hồng Thảo, Trần Thị Thắng, Nguyễn Minh Loan, Đào Thị Sao // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- .- 658

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, nhiều ngành sản xuất công nghiệp còn thiếu công nghiệp hỗ trợ đi kèm, phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên bị động, chi phí cao. Bắc Ninh là địa phương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết phân tích thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Bắc Ninh và vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

12 Tín dụng chính sách trong bức tranh tài chính toàn diện ở Việt Nam / Nguyễn Việt Hưng, Trần Thị Thương Hiền, Nguyễn Thị Hồng Lanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 49-52 .- 332

Trong xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, cũng như các nước thế giới, Việt Nam đang chú trọng việc thúc đẩy sự phát triển của tài chính toàn diện. Cụ thể, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra quan điểm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện an toàn, hiện quả, bền vững; có sự phối hợp, tham gia của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân… Trong bức tranh tài chính toàn diện, tín dụng chính sách đang là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

13 Nghiên cứu chính sách phát triển mô hình hợp tác xã tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phương, Trương Anh Tuấn, Đinh Thị Thanh Tâm, Lý Thu Cúc // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 81-84 .- 658

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ và phát triển mô hình tổ chức theo hợp tác xã và đã có những tác động đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các mô hình hợp tác xã này đã chứng minh được sự phù hợp với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình hợp tác xã chưa phát huy được hết vai trò của nó. Do đó, để các hợp tác xã phát triển bền vững và mang lại hiệu quả tốt hơn, các chính sách hỗ trợ và phát triển hợp tác xã cần được thiết kế và thực hiện theo tiếp cận từ dưới lên, dựa trên nhu cầu của các hợp tác xã.

14 Phát triển kinh tế số và tác động đễn phát triển Kinh tế - Xã hội ở Trung Quốc / Nguyễn Mai Đức // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 3-14 .- 330

Thông qua các số liệu kinh tế và tình hình xã hội thực tế những năm gần đây tại Trung Quốc để phân tích tác động của kinh tế số đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống Trung Quốc.

15 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 121-123 .- 330

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nền kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế số và khả năng gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế trong dài hạn gắn liền với trách nhiệm xã hội, sản xuất xanh và phát triển bền vững. Xuất phát từ quốc gia có mức độ phát triển thấp, Việt Nam đã từng bước phát triển kinh tế và đạt được thành tựu quan trọng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi gia tăng đóng góp của kinh tế số có khả năng gia tăng thành tựu trong phát triển kinh tế trong dài hạn.

16 Phát triển thị trường carbon tại Trung Quốc / Nguyễn Thị Nguyệt Nga // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 127-129 .- 330

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu, việc xây dựng, vận hành và phát triển thị trường carbon trở thành công cụ ngày càng quan trọng. Trung Quốc là một trong những quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, thị trường carbon của nước này có quy mô lớn, chính thức ra đời từ năm 2021, được đánh giá là còn nhiều không gian và triển vọng rộng mở để phát triển trong thời gian tới. Bài viết trao đổi về những kinh nghiệm trong phát triển thị trường carbon của Trung Quốc, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong bối cảnh Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước để vận hành thị trường này trong thời gian tới.

17 Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay / Nguyễn Thị Quý // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 22 - 24 .- 658

Kinh tế tư nhân bao gồm các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu khách quan. Để kinh tế tư nhân phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần nắm vững nội dung phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở kết hợp giữ vững nguyên tắc chiến lược trong phương hướng cơ bản phát triển kinh tế tư nhân với sự linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng các chủ trương, chính sách, hình thức bước đi và biện pháp thích hợp nhằm thực hiện cùng lúc hai mặt của phát triển kinh tế tư nhân là vừa bảo đảm góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững cho nền kinh tế, vừa giữ vững mục tiêu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.

18 Thay đổi nhận thức để phát huy tiềm năng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với châu Phi / Lê Kim Sa, Lê Bích Ngọc // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 46 - 48 .- 658

Trong những năm gần đây, châu Phi dần nổi lên như một khu vực phát triển năng động trên thế giới. Quan hệ đối tác chiến lược với châu Phi được nhiều quốc gia chú trọng và nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Mặc dù tiềm năng hợp tác đầu tư kinh tế thương mại song phương chưa được khai thác hết trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng song bề rộng và chiều sâu của hợp tác kinh tế thương mại chưa được cải thiện đáng kể. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, cùng với quyết tâm chính trị cao, cần phải có những nghiên cứu khoa học nhằm phân tích thực chất và quá trình triển khai nhằm định hướng khai thác tối đa tiềm năng và nhu cầu mỗi bên, khắc phục khó khăn, đưa hợp tác song phương đi vào hiệu quả hơn.

19 Phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần nghị quyết số 10-NQ/TW điểm nhấn năm 2023 / Hoàng Thị Hường // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 79-84 .- 330

Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước. Bài viết tìm hiểu một số chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân kể từ Đại hội VI của Đảng đến nay, đồng thời điểm lại những điểm sáng của kinh tế tư nhân trong năm 2023 và nêu ra một số triển vọng của thành phần kinh tế này thời gian tới.

20 Triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 / Nguyễn Đoan Trang, Phạm Cao Kỳ // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 106 - 110 .- 332

Nghiên cứu này xem xét tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến chia sẻ tri thức xanh và hành vi làm việc xanh qua phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 218 nhân viên tại doanh nghiệp giải pháp phần mềm. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho vai trò của quản trị nguồn nhân lực xanh trong việc thúc đẩy quá trình chia sẻ tri thức xanh và khuyến khích hành vi làm việc xanh của nhân viên.