CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
301 Đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2014 / Phạm Thị Nga // Nghiên cứu Kinh tế .- 2016 .- Số 12 (463) tháng 11 .- Tr. 67-73 .- 330.124
Đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2014.
302 Những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Hồ Thị Minh Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 484 tháng 12 .- Tr. 8-11 .- 330.124
Phân tích những lợi thế và tiềm năng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định.
303 Phát triển kinh tế hộ ở nước ta hiện nay / Nguyễn Quang Vinh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 484 tháng 12 .- Tr. 84-86 .- 330.124
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta và giải pháp phát triển kinh tế hộ thời gian tới.
304 Phát triển kinh tế hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên - thực trạng và giải pháp / Phạm Thị Minh Nguyệt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 480 tháng 10 .- Tr. 40-42 .- 330.124
Phân tích về kinh tế hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, xác định các yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế Hợp tác trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, nêu lên những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
305 Xây dựng con người văn hóa với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Trịnh Thị Ái Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 10 (461) tháng 10 .- Tr. 25-30 .- 330
Bàn về văn hóa và mối quan hệ giữa xây dựng con người văn hóa với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
306 Các nhân tố tác động tới phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương / Trịnh Văn Thiện // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 10 (461) tháng 10 .- Tr. 63-69 .- 330.124
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Hải Dương, nhằm xá định đâu là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng đạt được phát triển bền vững.
307 Đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Thái Lan / TS. Lê Thị Anh Đào // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 5/2016 .- Tr. 49-58 .- 330
Nghiên cứu về đô thị hóa ở Thái Lan trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến cuối những năm 1990. Qua đó, liên hệ đến quá trình đô thị hóa Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa và hội nhập hiện nay.
308 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi tôm mặn lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng / Trần Ngọc Tùng, Bùi Văn Trịnh // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 228 tháng 6 .- Tr. 94-100 .- 330. 594 97
Phân tích tổng quan phát triển nuôi tôm mặn lợ, những trở ngại trong quá trình nuôi tôm và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm mặn lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, đưa ra một số kết luận góp phần phát triển nghề nuôi tôm mặn lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng.
309 Nông nghiệp, nông thôn trong các giai đoạn phát triển và vấn đề của Việt Nam / Hồ Đình Bảo, Ngô Bích Ngọc, Dương Thị Thanh Nga // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 225 tháng 3 .- Tr. 20-27. .- 330
Bài viết nêu ra tác động của vấn đề này có thể được giảm bớt nếu: (i) Năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp tăng tương ứng với năng suất công nghiệp. Tuy nhiên tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất kém, tỷ suất lợi nhuận thấp, khó khăn trong việc hình thành quy mô sản xuất lớn làm chậm tốc độ tăng năng suất; (ii) Sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế là thuận lợi mà phụ thuộc rất lớn vào mô hình công nghiệp hóa của từng quốc gia; (iii) Những phản ứng chính sách phù hợp với đặc thù của từng quốc gia như: giảm thuế xuất khẩu nông nghiệp, gia tăng bảo hộ nông nghiệp nội địa, di dân từ nông thôn ra thành thị, hỗ trợ sản xuất hàng nông nghiệp.
310 Một số vấn đề tư duy mới về phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh mới / Lương Xuân Quỳ, Lê Du Phong, Mai Ngọc Cường, Đỗ Đức Bình, Hoàng Văn Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 220 tháng 10 .- Tr. 2-11. .- 330
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Tư duy mới về phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới” mã số KX01.12/11-15, các tác giả bài viết đã đề xuất những tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, liên quan đến việc đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, về chủ nghĩa xã hội, về kinh tế thị trường hiện đại Việt Nam, về sở hữu và thành phần kinh tế, về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, về Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng, về xã hội dân sự, về thể chế kinh tế, về chủ thể của nền kinh tế, về hội nhập kinh tế và độc lập tự chủ, về mô hình phát triển bền vững, thoát bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam hiện nay.