CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Đào Tạo Quốc Tế

  • Duyệt theo:
1 Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc nhìn từ mặt trận bảo mật 5G / Phạm Mạnh Hùng // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 4-6 .- 327

Nhân loại đang tiến bước vào nền văn minh kỹ thuật số và 5G là một trong những công nghệ nền tảng của tiến trình này và do vậy, cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới vì không quốc gia nào muốn bị rớt lại phía sau, nhất là Trung Quốc và Mỹ. Hai siêu cường này đã và đang sử dụng mọi vũ khí có trong tay, trong đó bảo mật 5G là một trong những mặt trận chính yếu, để giành chiến thắng trên đường đua 5G. Trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ hiện đang đi theo hai hướng khác nhau đặt ra tình thế hóc búa buộc phải lựa chọn vì với kỹ thuật, không thể “nước đôi” được, bởi vậy, đòi hỏi có quyết sách đúng đắn, phù hợp, tránh mắc kẹt trở thành nạn nhân trong cuộc chơi lớn giữa hai siêu cường này.

2 Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Brazil / Trần Minh Nguyệt, Ngô Thị Lan Anh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 16-18 .- 327

Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (từ 1989 đến nay), quan hệ Việt Nam – Brazil đã có những bước tiến lớn, ngày càng được củng cố, đi vào chiều sâu, ổn định, phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vựcđặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brazil phát triển ngày càng mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, với kim ngạch thương mại năm 2022 đạt mức kỷ 6,78 tỷ USDtăng 6,6% so với năm 2021 và tăng gấp 3 lần trong một thập kỷ qua. Bài viết phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brazil và chỉ ra các cơ hội và thách thức trong quan hệ hợp tác thương mại đầu tư giữa hai nước.

3 Liên minh AUKUS và tác động đối với an ninh Đông Á / Nguyễn Ngọc Nghiệp // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 16-18 .- 327

Ngày 15 tháng 9 năm 2021, ba nước Úc, Anh và Mỹ đã đưa ra tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ hợp tác an ninh ba bên có tên là AUKUS. Nội dung hợp tác, bao gồm hội nhập sâu rộng hơn về khoa học công nghệ, chia sẻ thông tin, trang bị cho lực lượng hải quân Úc công nghệ chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là kế hoạch của 3 nước để tăng cường sức mạnh của liên minh trên khắp Ấn Độ Dương. Thái Bình Dương nhằm đáp trả sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến nguyên nhân ra đời, những nội dung chính ba bên tiến hành hợp tác đồng thời đánh giá tác động mà AUKUS có thể mang lại đối với an ninh khu vực Đông Á.

4 Tác động của chính sách hướng Nam mới của Đài Loan đến hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đài Loan / Phan Thị Diễm Huyền // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 40-42 .- 327

Sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của vùng lãnh thổ Đài Loan (sau đây gọi tắt là Đài Loan), bà Thái Anh Văn và chính quyền của mình đã đưa ra chính sách hướng Nam mới, tập trung vào việc mở rộng phạm và lĩnh vực hướng Nam, làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước Đông Nam Á và Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ những kết quả đạt được, bài viết chỉ ra những hạn chế và vấn đề đặt ra trong hợp tác phát triển Việt Nam - Đài Loan kể từ năm 2016 đến nay, từ đó đưa ra dự báo triển vọng cho hợp tác Việt.

5 Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Đài Loan: bối cảnh mới, thách thức và triển vọng / Võ Hải Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 43-45 .- 327

Việt Nam và Đài Loan là hai nền kinh tế năng động, đang vươn lên mạnh mẽ ở khu vực châu Á. Có thể thấy, nền kinh tế hai bên có nhiều đặc điểm tương đồng, mỗi nền kinh tế đều sở hữu những thế mạnh riêng chính vì vậy cả hai hoàn toàn có thể hợp tác để học hỏi, bổ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Bài viết tập trung một số nội dung như: Bối cảnh thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan; Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trên một số lĩnh vực tiềm năng; Bối cảnh mới tác động tới quan hệ hợp tác kinh Việt Nam - Đài Loan; Triển vọng và khuyến nghị.

6 Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ thập niên 1990 tới nay / Nguyễn Ngọc Phương Trang // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 46-48 .- 306

Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, khởi đầu cho một kỷ nguyên hợp tác phát triển có lợi cho cả 2 bên về nhiều mặt. Nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4-2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Quan hệ hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới toàn diện và tốt đẹp chưa từng có trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, giao lưu cấp địa phương, giao lưu nhân dân. Trải qua 50 năm, quan hệ ngoại giao hai nước ngày càng bền chặt và đạt nhiều thành tựu mới, nhất là trong lĩnh vực giao lưu văn hóa.

7 Quan hệ Việt Nam - Mông Cổ từ năm 2015 đến nay / Trương Phan Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 55-57 .- 327

Kể từ năm 2015 đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ đã có những bước phát triển mạnh mẽ so các giai đoạn trước, thể hiện trên nhiều lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng... Tuy nhiên, bên cạnh sự ổn định, vẫn còn nhiều hạn chế cản trở sự phát triển quan hệ giữa hai nướcviết trình bày thực trạng của quan hệ Việt Nam - Mông Cổ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng…, từ đó đưa ra những đánh giá và hàm ý cho Việt Nam.

8 Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Pháp / Trương Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 149-151 .- 327

Dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất trong khối ASEAN tại Pháp và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang rất rộng mở. Pháp hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Trong khi đó, với việc Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu có hiệu lực, hoạt động đầu tư của hai nước cũng ngày càng được tăng cường. Bài viết trao đổi về thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Pháp trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

9 Thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc / Lê Thị Mai Anh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 155-157 .- 327

Việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đã có tác động tích cực, làm giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có thêm những khởi sắc đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cán cân thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc vẫn luôn thâm hụt ở mức cao, khoảng cách chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu ngày càng rộng hơn theo thời gian và chưa có dấu hiệu giảm. Bài viết trao đổi về thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Hàn Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai nước theo hướng bền vững.