CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn học--Việt Nam
71 Mạch lạc trong việc duy trì đề tài qua một số phép liên kết ở văn bản nghị luận văn học / Tống Thị Hường // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 56 - 64 .- 400
Làm rõ vai trò quan trọng của một số phép liên kết có tác dụng duy trì đề tài trong văn bản nghị luận văn học là phép lặp, phép tỉnh lược, phép thế.
72 Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện cũ viết lại ở Việt Nam sau 1986 / Bùi Thanh Truyền // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 70-83 .- 400
Không có tham vọng tái hiện những ảnh hưởng và hiệu ứng thẩm mĩ của hậu hiện đại trong đời sống văn học ba thập kỉ qua mà chỉ dụng công nhận diện vấn đề này qua một bộ phận sáng tác nổi lên như một “hiện tương mới, đáng lưu ý” trong văn học Việt Nam sau Đổi mới: truyện cũ viết lại.
73 Sức sống bền lâu của kịch Lưu Quang Vũ / Ngô Thảo // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 7-14 .- 400
Nói về cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà văn Lưu Quang Vũ và một vài thiển ý lý giải sức sống bền lâu của một số vở lịch của Lưu Quang Vũ.
74 Chiến tranh và thân phận con người: sự gặp gỡ giữa Lưu Quang Vũ với Trịnh Công Sơn / Mai Bá Ấn // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 15-26 .- 400
Đề cập đến một “góc khuất” trong thơ anh mà khi chiến tranh đã qua, đất nước thống nhất, hòa bình đã gần nửa thế kỷ, ta mới chợt nhận ra, cái “góc khuất” thơ kia, như những viên ngọc mà do những thiên kiến phủ lên một lớp bụi dày, ngày càng sáng lên và có sức chiếu rọi đến ngóc ngách tâm hồn con người trong không khí hòa giải, hòa hợp của nền thơ ca đương đại.
75 Cuộc sống và kịch phẩm: Từ Tạ Đình Đề đến Hoàng Việt trong tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ / Lưu Khánh Thơ // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 27-34 .- 400
Trình bày về cuộc sống của Tạ Đình Đề, từ đó nhà văn Lưu Quang Vũ đã xây dựng nên nhân vật Hoàng Việt trong cở kịch Tôi và chúng ta.
76 Một số vấn đề trong tiếp nhận Kafka ở Việt Nam / Nguyễn Văn Dân // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 35-44 .- 400
Trình bày một số điều như sau: 1. Kafka với văn học phi lý và 2. Kafka ở Việt Nam.
77 Sáng tác song ngữ Pháp – Hán của Nguyễn Trọng Hiệp: hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX / Nguyễn Công Lý // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 45-56 .- 400
Trình bày các nội dung: 1. Giới thiệu chung; 2. Vài nét về tác giả; 3. Hoàn cảnh sáng tác và diện mạo tập Tây tra thi thảo và 4. Kết luận.
78 Nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa - nhìn từ lý thuyết hiện sinh / Cao Thị Hồng // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 57-69 .- 400
Huỳnh Như Phương đã có cái nhìn toàn cảnh về sự tiếp nhận và ảnh hưởng của lý thuyết hiện sinh đối với đời sống xã hội ở niềm Nam (1954-1975).
79 Dịch văn học và phê bình đánh giá bản dịch văn học ở Việt Nam / Lê Hùng Tiến, Phạm Thị Thu Thủy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 1(268) .- Tr. 5- 15 .- 400
Giới thiệu các khái niệm chung về ngôn bản văn học và những đặc thù của dịch ngôn bản văn học. Trình bày sự khác biệt cần lưu ý giữa dịch ngôn bản phi văn học với dịch ngôn bản văn học. Phần sau của bài viết trình bày kết quả nghiên cứu điều tra về thực trạng dịch và phê bình đánh giá dịch thuật văn xuôi cùng một số đề xuất giải pháp cho dịch văn học và phê bình đánh giá dịch văn học ở Việt Nam.
80 Hành vi hỏi trong giao tiếp vợ chồng trí thức người Việt giai đoạn 1930 – 1945 ( qua tư liệu tác phẩm văn học) / Khuất Thị Lan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 11(265) .- Tr. 10- 18 .- 400
Xuất hiện và tồn tại trong mọi lĩnh vực giao tiếp, hành vi hỏi được xem là một hiện tượng có tính phổ quát trong giao tiếp ngôn ngữ cũng như trong đời sống con người. Đây là loại hành vi có tính chất đa diện, phức tạp nhưng hết sức thú vị, bởi nó không chỉ đơn thuần biểu thị “ điều chưa biết: “cái không rõ” mà còn thể hiện cả những chiều sâu văn hóa, tâm lí, phong tục tập quán của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.