CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngữ nghĩa học
31 Khảo sát tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa "mắt" trong ca dao cổ người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975 / Đỗ Thị Hương Bưởi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 9 (289) .- Tr. 83 - 89 .- 400
Bài viết tóm lược khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ (THTM) và mô tả các dạng của THTM, khảo sát các câu thưo có liên quan đến các danh từ, động từ, tính từ, có thể trực tiếp kết hợp với "mắt" hoặc xuất hiện một mình để miêu tả cụ thể các đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của "mắt' và trong mỗi lần xuất hiện chúng sẽ mang thêm những ý nghĩa biểu đạt mới làm phong phú thêm ý nghĩa thẩm mĩ của THTM thuộc trường nghĩa "mắt".
32 Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa của quan hệ từ phụ thuộc “bằng” trong tiếng Việt / La Thị Mỹ Quỳnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 10 - 17 .- 400
Bàn về vấn đề: “Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa của quan hệ từ phụ thuộc bằng trong tiếng Việt, một quan hệ từ vốn chỉ được khái quát sơ lược trong các sách ngữ pháp mà chưa được xem xét kĩ lưỡng, chỉ ra những đặc điểm cụ thể trên bình diện kết học, nghĩa học theo đường hướng của ngữ pháp chức năng. Khai thác từ các tác phẩm văn học của một số nhà văn nổi tiếng: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng.
33 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ cầu khiến / Nguyễn Thị Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 5 (272) .- Tr. 30 - 37 .- 400
Phân tích làm rõ đặc điểm của hạt nhân ngữ nghĩa và các tham thể ngữ nghĩa. Đối với hạt nhân ngữ nghĩa, nét riêng đáng chú ý là: chỉ hoạt động cầu khiến, được thực hiện bằng lời nói, có lực cầu khiến, tính hiệu lực ở các mức độ khác nhau. Đối với các tham thể ngữ nghĩa, nét đáng chú ý là tính đa diện, phức tạp và nghĩa biểu hiện của tham thể thứ hai và tham thể thứ ba.
34 Biểu hiện thời gian và thời trong tiếng Việt / Trần Thị Chung Toàn // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 7 .- Tr. 18 – 36 .- 410
Phân tích thời gian, phạm trù thời và biểu đạt thời gian trong các ngôn ngữ. Các cấu trúc biểu đạt thời gian thể hiện đặc thù của tiếng Việt. Đồng thời, trình bày những vấn đề chung về biểu đạt thời gian trong tiếng Việt và phạm trù thời trong tiếng Việt.
35 Mối quan hệ giữa các quy luật chuyển nghĩa của từ / Nguyễn Đức Tồ // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 3 – 13 .- 421.5
Trình bày các mối quan hệ giữa các quy luật chuyển nghĩa của từ như: mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ, mối quan hệ giữa quy luật mở rộng và thu hẹp nghĩa với ẩn dụ và hoán dụ.
36 Ngữ nghĩa – ngữ dụng của tác tử “chỉ”, “mỗi” trong tiếng Việt / Nguyễn Thùy Nương // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 4 .- Tr. 64 – 67 .- 410
Bài viết phân tích và chứng minh “chỉ/mỗi” có vai trò là các tác tử đánh dấu những sắc thái ngữ nghĩa và ngữ dụng nhất định.
37 Đề ngữ và chức năng nghĩa của đề ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao / TS. Lê Thị Bình // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 9 (227)/2014 .- Tr. 7-11 .- 400
Nghiên cứu thành phần cú pháp đề ngữ từ góc độ ngữ nghĩa. Ngữ liệu được khảo sát trong các tác phẩm của Nam Cao với 212 câu đơn sử dụng đề ngữ.
38 Một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng quát của tiếng Việt liên hệ với khái niệm Tiếng / GS. TS. Lê Quang Thiêm // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 4 (198)/2012 .- Tr. 1-6. .- 400
Tiếng là hình vị của ngữ pháp tiếng Việt cũng như Việt ngữ học. Quan điểm lấy Tiếng làm đơn vị cơ sở của ngữ pháp Việt ngữ có thể coi là một đột phá quan trọng. Hệ luận của quan điểm này về mặt tri thức cũng như phương pháp nghiên cứu không chỉ có tầm tác động lớn đến ngữ pháp học, mà cho cả ngữ nghĩa học và nhiều phạm vi liên hệ khác của Việt ngữ học mà giới nghiên cứu, giảng dạy cần xem xét vận dụng. Bài viết này nêu lên một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng quát của tiếng Việt trong liên hệ với khái niệm Tiếng.