CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngữ nghĩa học

  • Duyệt theo:
21 Khảo sát ngữ nghĩa của động từ đi trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 3(389) .- Tr. 14-20 .- 400

Khảo sát và phân tích sự phát triển nghĩa của động từ đi trong tục ngữ thành ngữ. Bài viết đã thu thập các tục ngữ thành ngữ có chứa động từ đi trong các từ điển tục ngữ thành ngữ tiêu biểu.

22 Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ Tiếng Việt / Võ Thị Minh Hà, Hoàng Thị Yến, Lâm Thị Hòa Bình // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 14-21 .- 400

Trên cơ sở tổng hợp các thành tự nghiên cứu và quan điểm của các nhà Việt ngữ, bài viết này cố gắng phác họa bức tranh tổng thể về đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ tiếng Việt. Loại từ là một tiểu loại danh từ, có chung một vị trí với danh từ đơn vị trong cấu trúc danh ngữ.

23 Khảo sát ngữ nghĩa của từ “tay” trong tiếng Việt dưới góc độ ẩn dụ tri nhận / Vi Thị Hoa, Ngô Thị Thu Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 2(336) .- Tr. 28-34 .- 400

Vận dụng lý luận ẩn dụ tri nhận để tiến hành phân tích ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của từ “tay” trong tiếng Việt, để từ đó tìm hiểu thêm cách thức biểu đạt khác của từ “tay” trong tiếng Việt.

24 Cơ sở biến đổi và phương hướng luận giải ngữ nghĩa của điển cố, điển tích trong tác phẩm văn học trung đại / Nguyễn Thị Hải, Lê Văn Tấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 91-100 .- 401.43

Làm rõ hơn các vấn đề về khái niệm, cơ sở biến đổi và phương hướng luận giải ngữ nghĩa của điển cố, điển tích trong tác phẩm văn học trung đại.

25 Ngữ nghĩa của từ 自(bái) trong tiếng Hán và trắng/ bạch trong tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm, Lê Ngọc Hà // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 9 (383) .- Tr. 3-11 .- 400

Sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, đi sâu khảo sát, phân tích từ chỉ màu sắc cơ bản – từ自 trong tiếng Hán, đồng thời so sánh với trắng/ bạch của tiếng Việt, từ đó làm nổi rõ đặc điểm cũng như những nét tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa, hàm ý văn hóa, vai trò của từ chỉ màu sắc này trong sáng tác văn học, nhất là thơ ca, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học, phiên dịch cũng như đối chiếu ngôn ngữ Hán Việt.

26 Ngữ nghĩa của từ chỉ con số 百 bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt / Ngô Thanh Mai, Phạm Thị Thanh Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 116-120 .- 400

Bằng các phương pháp và thủ pháp như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, người viết làm sáng tỏ ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của 百 bách/ trăm cũng như từ ngữ có chứa bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho nghiên cứu đối chiếu Hán Việt trước hết về phương diện con số và văn hóa.

27 Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn (trong mối liên hệ với tiếng Việt) / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 100-107 .- 400

Đề cập đến tính chất và cấu trúc ngữ nghĩa của tục ngữ, sau đó phân tích phương thức biểu đạt của tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt nhằm diễn tả, biểu đạt cùng một ý nghĩa (nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát, biểu trưng). Giới hạn phạm vi ngữ liệu là các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp trong hai ngôn ngữ.

28 Ngôn ngữ truyền thông về dịch bệnh Covid-19 trong tiếng Việt / Hà Văn Hậu // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 31-39 .- 800.01

Bài viết bước đầu bàn đến một số đặc điểm của tiếng Việt – với tư cách là phương tiện ngôn ngữ truyền thông về đại dịch Covid-19. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng và tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nói chung sao cho đạt hiệu quả tốt hơn.

29 Tiếng đệm : một yếu tố ngữ nghĩa – ngữ dụng có cương vị trong ngữ pháp tiếng Việt / Đinh Văn Đức // Ngôn ngữ .- 2022 .- Tr. 3-12 .- 400

Tìm hiểu về cương vị trong cấu trúc từ ghép tiếng Việt và chức năng nghĩa trong dụng ngôn của tiếng đệm. “tiếng đệm” là tên gọi nôm cái yếu tố phụ “không có nghĩa” đứng sau một thực từ (danh, động, tính), và khi kết hợp với tiếng “thực” thì nó tạo ra (phái sinh) một kết cấu từ ghép có nghĩa riêng.

30 Từ ngữ chỉ thực vật có quan hệ bao thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam / Nguyễn Thanh Tuấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 30-38 .- 400

Tìm hiểu mối quan hệ bao thuộc của các từ chỉ thực vật xuất hiện trong truyện cổ tích. Đây chính là việc nhìn nhận các từ chỉ thực vật theo cấp loại, coi chúng như một mạng từ, trong đó ý nghĩa của từ có tính chất bao trùm lên những từ thuộc khác trong cùng một hệ thống. Qua đó phản ảnh mối quan hệ giữa từ với hiện thực khách quan hay sự phạm trù hóa hiện thực của con người thông qua các từ ngữ.