CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
111 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam / Nguyễn Văn Chiến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 13(526) .- Tr. 17-21 .- 332.63
Phân tích một số kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thời gian qua cũng như tác động lan tỏa của vốn FDI, nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả FDI trong bối cảnh thực thu CPTPP.
112 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 / Nguyễn Viết Thành, Lê Văn Đạo, Phí Mạnh Hồng // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 264 tháng 6 .- Tr. 23-33 .- 332.63
Bài nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc nâng cao năng suất lao động, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố quan trọng. Căn cứ trên cách tiếp cận của Kumar & Russell (2002), thay đổi năng suất lao động được phân rã làm 3 thành phần: (i) Thay đổi hiệu quả kỹ thuật (TEC); (ii) Thay đổi công nghệ chung (TC); (iii) Tăng trưởng vốn (KD). Trong khi, nhân tố tăng trưởng vốn (KD) đóng góp cho sự gia tăng năng suất trong giai đoạn đầu thì tăng trưởng công nghệ là chìa khóa của tăng trưởng bền vững. Nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam cho giai đoạn 2011-2015 cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa dòng vốn FDI và thay đổi hiệu quả kỹ thuật (TEC) trong việc nâng cao năng suất lao động. Bài nghiên cứu đưa ra một số chính sách quan trọng nhằm hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam.
113 Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tại Việt Nam và hàm ý chính sách / Lê Thanh Tùng // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 4(491) .- Tr. 3-9 .- 332.63
Phân tích tổng quan mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2017. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tại Việt Nam. Beeb cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm gắn kết chặt chẽ hơn giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tại Việt Nam trong thời gian tới.
114 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp trong bối cảnh mới / Phạm Văn Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 4-6 .- 332.63
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp Việt Nam; nguyên nhân của các hạn chế, bất cập; những giải pháp lớn thu hút FDI cho nông nghiệp trong thời gian tới.
115 Mối quan hệ giữa hỗ trợ phát triển chính thức và đầu tư trực tiếp nước ngoài : bằng chứng thực nghiệm từ các nước Châu Á / Trương Đông Lộc, Đinh Thị Ngọc Hương // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 3(490) .- Tr. 11-19 .- 332.63
Nghiên cứu này đo lường ảnh hưởng của joox trợ phát triển chính thức (ODA) đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu có liên quan của 8 quốc gia có sự tương đồng về thể chế và chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn 1990-2016. Kết quả ước lượng bằng mô hình hiệu ứng cố định cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa ODA và FDI….
116 Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và những vấn đề đặt ra / Lê Quốc Hội, Trương Như Hiếu, Vũ Mạnh Linh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 263 tháng 5 .- Tr. 13-24 .- 332.63
Bài viết phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dựa trên số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê. Nghiên cứu chỉ ra rằng khu vực doanh nghiệp FDI tăng nhanh về số lượng và đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm. Tuy nhiên vai trò này có xu hướng giảm do sự chuyển dịch sang mô hình sản xuất sử dụng ít lao động của các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh các thành tựu, hoạt động của khu vực doanh nghiệp FDI còn tồn tại một số hạn chế như tỉ lệ doanh nghiệp báo cáo lãi còn thấp, các chỉ tiêu tài chính không có nhiều cải thiện qua các năm, trình độ công nghệ thấp, có dấu hiệu bất thường trong các dự án có vốn từ các quốc đảo, vùng lãnh thổ nhỏ vào Việt Nam. Từ đó nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị về chiến lược phát triển khu vực FDI trong giai đoạn mới.
117 Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển kinh tế xã hội / Trần văn Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 537 .- Tr. 34-36 .- 332.63
Bài viết nêu lên thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay tính đến hết năm 2017.
118 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại : thực tiễn và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / // Ngân hàng .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 11-15 .- 332.12
Những vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại; Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại VN và chính sách quản lý; Khuyến nghị cải thiện hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
119 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 và triển vọng / Phạm Thị Thanh Bình // Ngân hàng .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 2-7 .- 332.63
Vài nét về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2018; Một số hạn chế trong thu hút FDI và đánh giá triển vọng đầu tư nước ngoài.
120 Mối quan hệ giữa tính minh bạch và thu hút FDI: bằng chứng thực nghiệm từ các nước Đông Nam á / Vương Đức Hoàng Quân; Bùi Hoàng Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 476 tháng 1 .- Tr. 34-43 .- 332.1
Sử dụng dữ liệu dạng bảng động từ năm 2005-2015 của 11 nước Đông Nam á nhằm kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tính minh bạch và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phương pháp kiểm định đồng liên kết của Pedroni và Kao, kiểm định nhân quả do Engel và Granger đề xuất và ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu hiệu chỉnh (FMOLS) đã được áp dụng đối với bộ dữ liệu thu thập. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tính minh bạch có tác động tích cực một chiều đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước Đông Nam á. Điều này đem lại nhiều gợi ý chính sách về quản lý nhà nước.