CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

  • Duyệt theo:
101 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Phương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 9 (228) .- Tr. 80 - 91 .- 327

Đánh giá FDI từ EU vào ASEAN nói chung và vào Việt Nam nói riêng; nhận diện những cơ hội và thách thức đốiv ới Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước EU trong thời gian tới; từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

102 Những thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ / Phạm Tuyên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 211-215 .- 658

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bao gồm 7 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là một trong hai vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về số lượng dự án và qui mô vốn đầu tư. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bài viết phân tích những thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

103 Thành tựu và những vấn đề đặt ra trong thu hút FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ / Phạm Tuyên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 111-115 .- 332.63

Trong những năm qua, FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng các dự án. Qua đó. bổ sung một lượng vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong vùng, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế; thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; làm cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đó thì FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa thực sự tương xứng với vị thế, tiềm năng của vùng. Việc đánh giá được những thành tựu trong thu hút FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, từ đó đưa ra những vấn đề đặt ra hiện nay đối với hoạt động thu hút FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong những năm tới là những mong muốn được tác giả đề cập trong nội dung bài viết dưới đây.

104 Mặt trái của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Thu Hằng // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 42-45 .- 658

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Bài viết phân tích những mặt trái của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị.

105 Tính độc lập, tự chủ trong chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng Cộng sản Việt Nam những năm đầu Đổi mới / Trần Chiến, Hoàng Thế Đặng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 9(82) .- Tr. 75 - 79 .- 332

Thể hiện bản lĩnh, sự sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, là sự đổi mới về tư duy kinh tế nói chung, tư duy về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Từ đó, sẽ làm cơ sở để Đảng ta tiếp tục có những chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

106 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên : Bài học cho các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc / Nguyễn Thị Hằng // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 129 .- Tr. 57-65 .- 658

Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra các cơ hội thuận lợi và sân chơi rộng mở cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại từ các công ty, các tập đoàn. Vì vậy, để khai thác được các hiệu ứng tích cực từ quá trình hội nhập, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng vào việc đổi mới cơ chế, chính sách nhằm ưu tiên thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, tận dụng công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới nhằm phát triển các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là công nghiệp. Tỉnh chủ trương ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tạo động lực để tăng cường sự phát triển nền kinh tế nói chung, đặc biệt là ngành công nghiệp. Thực tế cho thấy, trong mấy năm trở lại đây, Thái Nguyên là một trong những địa phương điển hình của cả nước về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển toàn diện nền kinh tế, tạo ra sự chuyển biến tích cực và trở thành tấm gương điển hình cho các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

107 Kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội / Nguyễn Tuấn Anh // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 127 .- Tr. 23-32 .- 332.63

Trên cơ sở nguồn thông tin thứ cấp về DN FDI và thực trạng kiểm soát chuyển giá đối với nhóm doanh nghiệp này, tác giả bài viết phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thanh tra giá chuyển nhượng (chuyển giá) của DN FDI trên địa bàn Hà Nội, từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động kiểm soát chuyển giá của các cơ quan quản lý nhà nước thời gian tới.

108 Dòng vốn FDI có làm tăng năng suất lao động tại các quốc gia ASEAN-5? / Trần Văn Nguyện, Đỗ Thị Thu Hà // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 18-29 .- 332.1

Nghiên cứu nhằm ước lượng mối liên kết giữa dòng vốn ,FDI và năng suất lao động tại năm quốc gia Đông Nam Á (ASEAN-5) thông qua việc kết hợp các phương pháp kiểm định quan hệ nhân quả Granger. Phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy rằng không có mối liên kết nhân quả dài hạn giữa năng suất lao động và dòng vốn FDI ở cả 5 quốc gia được nghiên cứu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có mối liên kết thuận chiều từ năng suất lao động đến dòng vốn FDI tại Philippines. Trong khi đó, tại các quốc gia bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia, dòng vốn FDI có tác động tích cực trong ngắn hạn đến năng suất lao động.

109 Dòng vốn vào Việt Nam: Vai trò của các nhân tố đẩy và nhân tố kéo / Lê Hồ An Châu, Nguyễn Thị Mai Huyên, Ngô Sỹ Nam // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 265 .- Tr. 2-13 .- 332.63

Nghiên cứu này phân tích các nhân tố thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tập trung vào hai thành phần cơ bản là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Foreign Portfolio Investment – FPI). Sử dụng mô hình tự hồi quy vector cấu trúc (Structural Vector Autoregression – SVAR) với các ràng buộc ngắn hạn trên bộ dữ liệu quý giai đoạn 2000-2017, kết quả nghiên cứu cho thấy cả nhân tố kéo và nhân tố đẩy đều đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích dòng vốn vào Việt Nam. Cụ thể, khi xảy ra cú sốc sản lượng đầu ra nước ngoài, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm ngay, ngược lại, khi tăng trưởng GDP trong nước tăng, FDI cũng tăng ngay lập tức và đạt đỉnh vào nửa quý thứ 2. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vốn đầu tư gián tiếp chịu ảnh hưởng tiêu cực của các cú sốc về lãi suất trong lẫn ngoài nước.

110 Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh mới / Nguyễn Tiến Long // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 5(492) .- Tr. 66-74 .- 332.63

Trình bày thực trạng thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2018. Qua phân tích bối cảnh phát triển mới, tacsgiar đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút loại vốn này cho tỉnh Bắc Ninh.