CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật
41 Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí : thực trạng và một số khuyến nghị hoàn thiện / Phạm Thị Hồng Tâm, Trần Linh Huân, Trần Thị Thảo // Ngân hàng .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 22-28 .- 332.12
Bài viết tập trung khái quát các vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng; phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật điều chỉnh về cạnh tranh không lành mạnh, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lí.
42 Bảo đảm tính khả thi của pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay / Trương Hồng Quang, Lê Xuân Tùng // Luật học .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 15 – 32 .- 340
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu bảo đảm tính khả thi trong bối cảnh đời sống kinh tế - xã hội ngày càng có những biến đổi đa dạng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên nhận thức về tính khả thi của pháp luật, đảm bảo tính khả thi của pháp luật ở nước ta chưa thực sự đầy đủ và chắc chắn. Để góp phần bảo đảm tính khả thi của pháp luật đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay caanfthuwcj hiện một số giải pháp như: xác định rõ giới hạn của pháp luật, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, cải thiện sự liên thông, gắn kết giữa xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật.
43 Giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác thi hành pháp luật ở Việt Nam / Phạm Thị Thúy Nga // Luật học .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 60 – 70 .- 340
Trong những năm gần đây, công tác theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác theo dõi thi hành pháp luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Bài viết đề xuất các giải pháp pháp lí và một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
44 Đặc trưng của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Quốc Sửu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 10-15 .- 340
Trong bài viết này, tác giả trình bày nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ với pháp luật và các đặc trưng của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
45 Một số lý thuyết đương đại về pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 38-46 .- 340
Trong bài viết này, tác giả bước đầu làm rõ nội dung một số lý thuyết pháp luật đương đại trên thế giới, trong đó có lý thuyết pháp luật của Lon Luvois Fuller (1902 – 1978), John Finnis (sinh năm 1940), Jeremy Bentham (1748 – 1832), John Austin (1790 – 1859), Hans Kelsen (1881 – 1973), Herbert Lionel Adolphus Hart (1907-1992), Ronald Myles Dworkin (1931 - 2013)… Từ việc nghiên cứu những lý thuyết pháp luật này, tác giả có sự liên hệ với việc áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
46 Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần bao quát xu hướng mới về phát triển dịch vụ ngân hàng và độ mở cần thiết lĩnh vực thuế tài chính / Phạm Xuân Hòe // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 28-35 .- 343.03
Bài viết đề xuất một số vấn đề về dự thảo Luật Các TCTD (sửa đối) cần được nghiên cứu, cập nhật thêm nhằm bao quát xu hướng mới về phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh có những mô hình mới, phương thức cung cấp mới dịch vụ mới tác động mạnh mẽ về mô hình kinh doanh, hệ sinh thái cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như nhằm khắc phục những bất cập từ thực tế triển khai Luật Các TCTD 2010 và Luật sửa đổi một số diều của Luật Các TCTD.
47 Trao đổi về tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng và hoạt động liên quan / Nguyễn Phương Linh // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 60-62 .- 346.404509597
Trong thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật của tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tội phạm vi phạm quy định, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng đã gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và uy tín của hệ thống tổ chức tín dụng. Bài viết trao đổi về thực trạng vi phạm pháp luật của tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
48 Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất / Lê Thị Minh Trâm // .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 21 – 26 .- 340
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện chiến lược, mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để các ngành, lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và là một trong những giải pháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Để nâng cao chất lượng của quy hoạch sử dụng đất, các quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch sử dụng đất ngày càng được đổi mới, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, tăng nguồn thu từ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bài viết phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch sử dụng đất, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện các quy định này.
49 Từ phạm pháp vi cảnh đến hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính / Nguyễn Hoàng Việt // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 1-14 .- 346
Bài viết phân tích khái niệm “vi phạm hành chính” qua các giai đoạn phát triển của pháp luật về xử phạt vi phạm ở Việt Nam. Trên cơ sở, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm xác định rõ nội hàm và vi phạm của vi phạm hành chính.
50 Một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính ở Úc (Bang Victoria) và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Đức Hiếu // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 15-22 .- 349.597
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đóng vai trò là luật khung trong việc xử lý vi phạm hành chính ở nước ta. Mặc dù có nhiều điểm tích cực, tuy nhiên luật này cũng có một số điểm cần hoàn thiện. Bài viết tập trung đưa ra một số vấn đề liên quan đến các chế tài và cưỡng chế ở Việt Nam thông qua phân tích , so sánh những quy định của bang Victoria, Australia.