CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
21 Hiện đại hoá pháp luật ở Việt Nam - những rào cản và một số khuyến nghị / Tào Thị Quyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 3-10 .- 340

Việc hiện đại hoả pháp luật sao cho thích ứng với bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thử Tư là yêu cầu khách quan đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ gặp phải các rào cản khác nhau trong tiến trình hiện đại hoá pháp luật của mình. Ở Việt Nam, có nhiều rào cản đã và đang gây khó khăn cho quá trình hiện đại hoá pháp luật. Bài viết phân tích các rào cản và đưa ra một số khuyến nghị đối với việc hiện đại hoá pháp luật Việt Nam như: đổi mới tư duy pháp lí; xác định chủ thuyết trong nghiên cứu khoa học pháp lí và xây dựng pháp luật; hoàn thiện quy trình lập pháp; tăng đầu tư tài chính và nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật; thiết lập cơ chế kiểm soát và loại bỏ lợi ích nhóm tiêu cực trong xây dựng pháp luật.

22 Bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người: một số vấn đề pháp lý tại Việt Nam / Phan Thanh Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 75-77 .- 341.48

Bài viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người ở Việt bằng việc sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Chính phủ Việt Nam đã tích cực phê các cam kết ở cấp độ quốc tế và khu vực trong phòng chống mua bán người và đưa ra nhiều cam kết vệ quyền của nạn nhân. Tuy nhiên, pháp luật về phòng, chống mua bán người hiện hành vẫn còn một chế, trong đó có một số khoảng trống giữa luật phòng, chống mua bán người của Việt Nam với các kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

23 Quy định pháp luật về môi giới bất động sản và kiến nghị / Nguyễn Thị An // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 67-69 .- 346.597 043

Môi giới bất động sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, là cầu nối để cung và cầu thị trường gặp nhau. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật tạo hành lang pháp lý thúc đẩy kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm soát hoạt động môi giới chưa hiệu quả, đã thể hiện nhiều điểm bất cập không những ảnh hưởng đến thị trường bất động sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân khi tham gia vào thị trường bất động sản.

24 Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội / Ngô Thị Mai Linh // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 10- 12 .- 340

Thực hiện pháp luật là một trong những cơ chế để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp định về thực hành dân chủ nhằm tăng cường kỷ cương pháp chế trong thời gian tới. luật chủ ở nước ta trong thời gian qua, bài viết nêu ra một số vấn đề cần lưu ý để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thực hành dân chủ nhằm tăng cường kỷ cương pháp chế trong thời gian tới.

25 Một số quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) / Đỗ Mạnh Phương // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 34-38 .- 340

Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sau hơn 12 năm thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã soạn thảo Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Bài viết nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số quy định của Luật Các TCTD năm 2010 và những nội dung tương ứng trong Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), từ đó đưa ra một số góp ý với Dự thảo này.

26 Pháp luật về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có ở một số quốc gia - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Văn Vương // Luật học .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 31-45 .- 340

Xuất phát từ việc tài sản do phạm tội mà có thường được tẩu tán, chuyển đến hoặc cất giấu trong các khu vực pháp lí nước ngoài, đòi hỏi các quốc gia phải giúp đỡ, phối hợp với nhau để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, vì vậy hợp tác quốc tế là điều quan trọng để thu hồi tài sản do phạm tội mà có được thành công. Bài viết giới thiệu, phân tích pháp luật và kinh nghiệm của một số quốc gia liên quan đến hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản do phạm tội mà có và đưa ra các kiến nghị đối với Việt Nam.

27 Hỗ trợ tài chính cho việc phục hồi và phát triển ngành hàng không – Một số bình luận dưới góc độ pháp luật / Phạm Thị Giang Thu // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 65-81 .- 343.03

Đầu năm 2020 trở lại đây, dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu làm đứt gãy nhiều lĩnh vực kinh tế trong và ngoài nước, trong đó ngành hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, với vị thế của ngành hàng không, yêu cầu cấp thiết đặt ra là sớm khôi phục khả năng hoạt động của ngành, với những hỗ trợ cụ thể. Bài viết này đề cập khía cạnh hỗ trợ tài chính cho ngành hàng không và được xem xét ở góc độ pháp luật với các nội dung: Sự khác biệt của ngành hàng không trong nền kinh tế; nội dung của hỗ trợ tài chính; khó khăn nội tại trong lĩnh vực tài chính hỗ trợ cho ngành hàng không và vấn đề pháp luật điều chỉnh; một số gợi mở về mặt pháp luật nhằm hỗ trợ tài chính cho ngành hàng không.

28 Xây dựng, hoàn thiện pháp luật hải quan trong bối cảnh mới / Kim Long Biên // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 14-17 .- 340

Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam gia tăng nhanh, hệ thống văn bản pháp luật hải quan được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, bảo đảm nguồn thu ngân sách, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại. Bài viết này đánh giá kết quả đã đạt được về hoàn thiện pháp luật hải quan thời gian qua, cũng như một số định hướng, yêu cầu đặt ra thời gian tới.

29 Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về kinh tế biển / Nguyễn Thị Thanh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 25-27 .- 340

Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển với lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế khi nằm trên bờ Biển Đông, nơi tuyến hàng hải sôi động của thế giới chạy qua, có biển, vùng bờ biển và hải đảo phong phú tài nguyên. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế biển, thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế biển. Bài viết nhận diện những vấn đề còn hạn chế trong quản lý nhà nước về kinh tế biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế biển ở Việt Nam.

30 Hoàn thiện pháp luật về sản phẩm tài chính vi mô, đáp ứng nhu cầu khách hàng / Nguyễn Ngọc Yến // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 57-59 .- 340

Khách hàng tài chính vi mô có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tài chính thông thường. Bài viết chỉ ra nhu cầu về những sản phẩm tài chính đặc thù của nhóm khách hàng tài chính vi mô, phân tích, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh đối với các sản phẩm tài chính vi mô hướng tới đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng đặc biệt.