CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật
31 Một số bất cập của luật đất đai năm 2013 và đề xuất hoàn thiện / Mai Hải Đăng, Lê Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 13(485) .- Tr. 10-16 .- 346.597 043
Qua gần 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013, chính sách, pháp luật về đất đai đã có nhiều đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn, từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, chính sách, pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, tạo kẻ hở để không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng, tham nhũng, trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước. Trong một số trường hợp, chính sách, pháp luật về đất đai không theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích một số nguyên nhân và bất cập của Luật Đất đai năm 2013, và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới.
32 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tiếp cận pháp luật của người dân / Trần Văn Duy // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 9-12 .- 346
Ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân". Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm 2023 - 2030, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và thực hiện thắng lợi Nghị quyết XIII của Đảng. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua, từ đó, gợi mở giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tiếp cận pháp luật của người dân.
33 Thoả thuận “bồi thường thiệt hại ước tính” trong pháp luật và thực tiễn xét xử ở Việt Nam và nước ngoài / Phạm Thị Cẩm Ngọc // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 70-81 .- 340
"Bồi thường thiệt hại ước tính” (Liquidated Damages) là thoả thuận buộc bên vi phạm có nghĩa vụ phải trả khoản tiền ấn định để bù đắp cho các thiệt hại do hành vi vi phạm. Mặc dù khái niệm này không còn xa lạ ở Việt Nam nhưng hiện nay chưa có quy định pháp luật trực tiếp điều chính và điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán hợp đồng dân sự và bất cập trong giải quyết tranh chấp liên quan đến điều khoản thoả thuận này. Bài viết trình bày ba nội dung: 1) bởi thường thiệt hại ước tỉnh trong quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài và điều ước quốc tể; 2) thực tiễn áp dụng thoả thuận "bồi thường thiệt hại ước tính” trong các hợp đồng dân sự; 3) tỉnh pháp lí của thoả thuận "bồi thường thiệt hại ước tính” và hưởng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh pháp luật nước ngoài.
34 Những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 92-108 .- 341.48
Quyền lợi của người tiêu dùng đã được ghi nhận bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế từ những năm 60 của thế kỉ trước và được duy trì, củng cố theo thời gian. Tuy nhiên, công nghệ số đã làm thay đổi thế giới, biến đổi nền kinh tế của thế giới thành nền kinh tế được vận hành chủ yếu trên cơ sở công nghệ số và dữ liệu số, mang lại nhiều cơ hội, lợi ích cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Những thay đổi này khiến cho khung khổ pháp lí nói chung và những quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng có sự lạc hậu nhất định, cần phải được cập nhật để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh mới. Bài viết phân tích những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số để thấy rõ hơn sự cần thiết phải thay đổi hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay.
35 Qui định về xử lý tài sản bảo đảm và những vướng mắc, kiến nghị hoàn thiện / Lê Thị Hương // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 19-21 .- 346
Ngày 15/5/2021, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Nghị định số 21) đã chính thức có hiệu lực, thay thế. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (Nghị định số 163), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (Nghị định số 11). Nghị định số 21 có nhiều điểm mới so với các nghị định trước đó về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó bao gồm các quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Bài viết phân tích, đánh giá những điểm mới về xử lý tài sản bảo đảm trong Nghị định số 21 và dự báo một số khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
36 Hoàn thiện quy định pháp luật về quyết định đầu tư chương trình dự án đầu tư công ở việt nam / Nguyễn Hương Ly // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 111-113 .- 346.597
Bài viết phân tích, đánh giá quy định của pháp luật đầu tư công (chủ yếu là Luật Đầu tư công năm 2019) về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công. Qua so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật nước ngoài về vấn đề này, tác giả đề cập và luận giải một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam.
37 Bàn về pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 77 - 79 .- 340
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và phụ thuộc vào thể chế chính trị của từng quốc gia, thậm chí ngay trong một quốc gia nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, cho nên chính sách của Nhà nước về BHXH và liên quan đến BHXH cũng là nền tảng, là cơ sở hình thành pháp luật về BHXH. Pháp luật về BHXH ở những nước khác nhau sẽ có những điểm rất khác nhau. Ngay ở cả một nước, pháp luật về BHXH qua từng thời kỳ cũng có nhiều điểm khác nhau do chính sách của Nhà nước chi phối. Do đó, bài viết sẽ bàn về pháp luật về BHXH ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 1994 và giai đoạn 1995 đến nay.
38 Bảo đảm quyền lao động và việc làm trong hiển pháp và pháp luật Việt Nam / Vũ Hồng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 06(478) .- Tr. 3 – 11 .- 340
Lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản của công dân được các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ ghi nhận. Hiến pháp năm 2013 quy định quyền lao động và việc làm bao gồm: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Tuy nhiên, trong thực tế, việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền lao động và việc làm của công dân còn gặp nhiều bất cập, hạn chế. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế về vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị đảm bảo quyền lao động và việc làm trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
39 Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ vay trực tuyến tại các công ty tài chính / Trần Thế Hệ, Nguyễn Thị Liên // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 39 – 43 .- 340
Trong thời đại công nghệ số, hoạt động cho vay trực tuyến tại các công ty tài chính đang thu hút sự quan tâm, sử dụng của người tiêu dùng. Về bản chất, cho vay trực tuyến là hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua công nghệ số của các công ty tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chủ yếu cho mục đích tiêu dùng. Bài viết làm rõ quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ vay trực tuyến tại các công ty tài chính. Qua đó, chỉ ra một số hạn chế, bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiễu dùng sử dụng dịch vụ vay trực tuyến tại các công ty tài chính ở Việt Nam.
40 Một số đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam và giải pháp đột phá định hướng xây dựng, hoàn thiện / Nguyễn Hồng Sơn // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 16 – 19 .- 340
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII đã xác định nhiệm vụ trọng tâm “Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”. Trên cơ sở trình bày một số đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam, bài viết đề xuất giải pháp đột phá định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.