CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
191 Hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra / Phan Vũ // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 39 – 48 .- 340

Bài viết tập trung nghiên cứu lịch sử ra đời của hợp đồng thông minh, sự phục hưng của khái niệm này gắn liền với công nghệ chuỗi khối, những vấn đề pháp lý đặt ra đối với hợp đồng thông minh trong giai đoạn hiện nay, hướng tới xây dựng khung pháp lý cho sự tồn tại và phát triển hợp đồng thông minh ở Việt Nam.

192 Lịch sử chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam / Nguyễn Vinh Hưng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.31-35 .- 342

Thi hành án dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung, quá trình giải quyết vụ việc dân sự nói riêng. Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam là đẩy mạnh công tác xã hội hóa thi hành án dân sự. Các quy định về Thừa phát lại tại Việt Nam trước đây đã được khôi phục với mục đích hỗ trợ và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự. Bài viết nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Thừa phát lại, từ đó đưa ra một số kiến nghị.

194 Pháp luật về nhận diện giao dịch giữa công ty đại chúng với người có liên quan - bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Võ Trung Tín, Kiều Anh Vũ // Luật học .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 42-51 .- 343.07 597

Trên cơ sở phân tích, đánh giá và chỉ ra một số bất cập về kĩ thuật lập pháp, tính minh bạch của pháp luật hiện hành về nhận diện giao dịch giữa các công ty đại chúng với người có liên quan. Bài viết đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành; hướng dẫn chi tiết về các tiêu chí, điều kiện xác định người có liên quan của công ty đại chúng và giao dịch giữa công ty đại chúng với người có liên quan.

195 Pháp luật về thị thực nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài bất cập và hướng hoàn thiện / Nguyễn Hồng Bắc // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 3 – 15 .- 340

Bài viết phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài: Giá trị sử dụng và hình thức của thị thực, kí hiệu và thời hạn thị thực, điều kiện cấp thị thực, miễn thị thực nhập cảnh và thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; theo đó đánh giá một số điểm bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

196 Một số bất cập trong pháp luật thuế giá trị gia tăng và đề xuất pháp lý / Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Hải Yến // Nghề luật .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 24 – 28 .- 340

Bài viết phân tích một số bất cập trong quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành về chủ thể nộp thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và vấn đề hoàn thuế. Trên cơ sở những bất cập của pháp luật hiện hành, bài viết đưa ra các kiến nghị pháp lý nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng trong thực tiễn.

197 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam / Đỗ Thị Thu Hằng // Nghề luật .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 34 – 38 .- 340

Bài viết nghiên cứu tổng quan thực tiễn bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, luận giải về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quản trị kinh doanh theo pháp luật của Việt Nam.

198 Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại học viện tư pháp – Thực trạng và triển vọng / Đoàn Trung Kiên // Nghề luật .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 73 – 75,86 .- 340

Thông qua các công trình nghiên cứu, khảo sát về công tác đào tạo và sử dụng học viên sau đào tạo, vấn đề đa dạng mô hình, cách thức tổ chức đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư góp phần đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đã được đặt ra. Bài viết đề cập tới thực trạng và triển vọng đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại Học viện Tư pháp.

199 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu thực trạng xây dựng và thi hành pháp luật về dân tộc thiểu số, miền núi / Lê Hồng Hạnh // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 3 – 17 .- 340

Bài viết đề cập đến cách tiếp cận nghiên cứu thực trạng xây dựng, thi hành pháp luật về vấn đề dân tộc thiểu số, miền núi. Đặc biệt, tác giả đưa ra quan điểm của mình về các khái niệm như: Dân tộc thiểu số, “thể chế” nhằm làm sáng tỏ hơn cách tiếp cận vấn đề, hướng tới hoàn thiện vững chắc hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành.

200 Xác định thời hiệu khởi kiện và nghĩa vụ thanh toán nợ lãi đối với tranh chấp đòi lại tài sản / Trần Thị Thu Hiền // .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 47-49 .- 340

Đề cập đến các quy định của pháp luật và đưa ra các quan điểm về cách giải quyết vụ án này để đảm bảo quyền lợi cho người có tài sản cho vay.