CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
211 Giám sát của cơ quan dân cử đối với thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội tại các tỉnh, thành phố nước ta: Thực trạng và vấn đề / Mai Ngọc Cường, Bùi Sỹ Lợi, Phạm Thị Hạnh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 259 tháng 1 .- Tr. 17-26 .- 344.03

Từ thực tế giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố đối với việc thực thi chính sách pháp luật về an sinh xã hội, bài viết chỉ ra, cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát; tập trung hoàn thiện các quy định pháp luật để tránh trùng chéo và phù hợp thực tiễn; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực tỉnh uỷ, thành ủy; thực hiện tái giám sát, truy đến cùng việc đối với việc thực hiện kết luận giám sát; nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy tham mưu giúp việc cho hoạt động giám sát; nâng cao năng lực và nhận thức của các đối tượng giám sát; đảm bảo các điều kiện thực hiện giám sát; và cần có chế tài xử lý việc thực hiện kết luận giám sát cuả Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đối với thực thi chính sách pháp luật và an sinh xã hội.

212 Quan hệ giữa chính sách và pháp luật từ góc nhìn luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 / Lại Thị Phương Thảo // Luật học .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 34 – 41 .- 910

Bài viết phân tích mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật nhìn từ góc độ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Theo đó, chính sách là yếu tố luôn đi trước pháp luật để định hướng và là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Chính sách quyết định nội dung của pháp luật, quyết định hiệu quả của quá trình thực hiện pháp luật. Ngược lại, pháp luật cũng là công cụ để thực tiễn hóa chính sách, phản ánh hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, bài viết chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật.

213 Một số vấn đề trong thực hiện pháp luật chứng khoán và tuân thủ điều ước quốc tế về sở hữu nước ngoài tại Công ty Đại chúng / Nguyễn Thị Huệ // Chứng khoán Việt Nam .- 2018 .- Số 242 tháng 12 .- Tr. 15-17 .- 332.63

Đề cập đến một số vấn đề trong thực hiện pháp luật chứng khoán và tuân thủ điều ước quốc tế có liên quan tới việc xác định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Công ty Đại chúng.

214 Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho công tác xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán nợ / Nguyễn Đình Dũng // Tài chính doanh nghiệp .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 14-17 .- 340.3324

Thực trạng khuôn khổ pháp luật và những vướng mắc trong phát triển hoạt động mua bán nợ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam.

215 Thẩm quyền vượt lãnh thổ và thực tiễn quy định của pháp luật Việt Nam / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2018 .- Số 7 (218) .- Tr. 26 – 40 .- 340

Bài viết phân tích về các mối liên hệ tạo nên thẩm quyền vượt lãnh thổ của quốc gia theo quy định của pháp luật quốc tế và liên hệ đến thực tiễn quy định của pháp luật Việt Nam để làm sáng tỏ sự thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay trong việc xác lập thẩm quyền quốc gia.

216 Đảm bảo quyền của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện / Đỗ Thị Phượng // Luật học .- 2018 .- Số 7 (218) .- Tr. 41 – 51 .- 340

Để đóng góp ý kiến cho Dự thảo, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, bài viết đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung như: Quyền của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, nơi cư trú của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện và trách nhiệm của viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

217 Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật và xung đột giữa các điều kiện giao dịch chung / Ngô Quốc Chiến, Đinh Thị Tâm // Luật học .- 2018 .- Số 6 (217) .- Tr. 3 – 13 .- 340

Bài viết phân tích điều kiện có hiệu lực của điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam; Phân tích các quy định của Bộ nguyên tắc La Hay liên quan đến vấn đề xung đột điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng trong các điều kiện giao dịch chung. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

218 Pháp luật và đạo đức xã hội / Nguyễn Thị Ngọc Mai // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 18 – 24 .- 340

Để tạo sự ổn định, trật tự giữa các thành viên riêng rẽ trong xã hội theo những mục tiêu nhất định, con người đã biết sử dụng rất nhiều các công cụ điều chỉnh khác nhau, trong đó quan trọng nhất là pháp luật và đạo đức xã hội. Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hai hiện tượng này, chỉ ra những điểm tương đồng, sự khác biệt cũng như mối quan hệ giữa chúng.

219 Chất lượng của pháp luật trong nhà nước pháp quyền / Nguyễn Văn Quân // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 3 – 9 .- 340

Trong mô hình nhà nước pháp quyền, vai trò của pháp luật được đề cao như là phương tiện bảo vệ quyền và tự do cơ bản của cá nhân, hạn chế sự tùy tiện, lạm quyền của nhà nước. Tuy nhiên, việc đề cao vai trò của pháp luật lại dẫn tới xu hướng lạm phát pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới an toàn pháp lý của các chủ thể trong xã hội. Các tiêu chuẩn về chất lượng pháp luật được đặt ra nhằm giải quyết những hệ quả của lạm phát pháp luật.

220 Một số quy tắc giải thích pháp luật thành văn của Úc và gợi mở cho Việt Nam / Huỳnh Thị Sinh Hiền // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 7 (363) .- Tr. 3 – 11 .- 340

Giới thiệu các phương pháp giải thích pháp luật thành văn ở Úc. Các phương pháp này có thể được xem như là công cụ khoa học hỗ trợ các thẩm phán Việt Nam hiểu ý chí của nhà lập pháp đối với các quy định, góp phần nâng cao tính chính xác và thống nhất của hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử.