CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
171 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về các biện pháp báo vệ quyền của lao động nữ / Trần Thị Mộng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 13-18 .- 340

Cùng với quan niệm sai lệch về giới làm cho lao động nữ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương hơn. Với đặc thù về giới và sự tồn tại của quan niệm “trọng nam khinh nữ” lao động ; nữ ở Việt Nam vẫn bị yếu thế, gặp nhiều thách thức, bị xâm phạm về quyền và lợi ích. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ, tác giả tập trung ba nội dung chính là: Pháp luật về biện pháp bồi thường thiệt hại; pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; pháp luật về biện pháp giải quyết tranh chấp.

172 Một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội / Mai Thị Mai // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 14-19 .- 340

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh một cách chính thức hiện nay chỉ trao duy nhất cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng trên thực tế rất ít khi chủ thể này sử dụng quyền giải thích của mình. Điều này đưa đến những bất cập trên thực tế cũng như đặt ra câu hỏi cho vấn đề trong khía cạnh lý luận. Vậy, thẩm quyền này trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ bao giờ? Lý do tại sao lại trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không phải là một cơ quan khác trong bộ máy nhà nước? Bài viết đề cập đến một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

173 Thực tiễn áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra / Nguyễn Lê Nhật Sơn // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 46-51 .- 340

Việc xác đinh trách nhiệm bồi thường do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra là vấn đề hết sức phức tạp, bởi họ được coi là những chủ thể không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, và do vậy bắt họ phải chịu một mức bồi thường thiệt hại cụ thể là điều khó khăn, trong khi ở Việt Nam hầu hết những người mất năng lực hành vi dân sự là những người không có tài sản riêng để tự chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra. Thực tế, đây là vấn đề tương đối khó khăn chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản luật nên các cơ quan bảo vệ pháp luật gặp nhiều khó khăn khi tổ chức thực hiện. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày thực tiễn giải quyết, các hạn chế về mặt luật pháp cũng như các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế định này để giúp các đọc giả có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này khi giải quyết các vụ án cụ thể, góp phần mang đến sự công bằng cho các đương sự trong vụ án.

174 Tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công chứng, chứng thực / Lưu Trần Phương Thảo // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 37-40 .- 340

Trong thời gian qua, nhiều chủ thể đã thực hiện các hành vi tội phạm với các thủ đoạn tinh trong lĩnh vực công chứng, chứng thực. Điều đó gây hoang mang cho cả người dân các cơ quan chức năng. Bài viết đặt ra vấn đề để phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công chứng, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

175 Luật pháp bảo vệ quyền cổ đông: Nhận diện cơ hội cải thiện thúc đẩy hội nhập thị trường vốn khu vực Asean / // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 22-36 .- 340

Theo La Porta (1999), khuôn khổ luật pháp quốc gia là yếu tố quan trọng cho phép quyền cổ đông được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của mâu thuẫn lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà quản lý và cổ đông lớn, từ đó ảnh hưỏng lên cấu trúc sở hữu và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích đánh giá mức độ hoàn chỉnh của qui định luật pháp bảo vệ quyền cổ đông tại Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực ASEAN trong bối cảnh hội nhập khu vực về thị trường vốn. Nghiên cứu nhận diện được những khoảng cách qui định pháp luật về bảo vệ quyền cổ đông và đề xuất các nội dung cải thiện khuôn khổ luật pháp bảo vệ quyền cổ đông tại Việt Nam.

176 Trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ / Nguyễn Thị Hoa Cúc // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 10-16 .- 340

Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực châu Á - một trong những khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phát triển nhất trên thế giới. Hơn nữa, đường bờ biển dài hơn 3.260 km và 39 cảng biển trải dài từ Nam ra Bắc giúp cho ngành công nghiệp vận chuyển ngày càng phát triển. Do đó, để đảm bảo hoạt động vận chuyển mang lại hiệu quả kinh tế thì việc nắm rõ luật trong nước và pháp luật quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là cần thiết. Theo Bộ luật Hàng hải 2015, có 2 loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ và hợp đồng theo chuyến. Bài viết này trình bày và so sánh những khía cạnh pháp lý quan trọng về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ theo Bộ luật Hàng hải 2015 và các công ước quốc tế. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hàng hải Việt Nam.

177 “Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc và Việt Nam – một hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa pháp luật / Chử Đình Phúc, Trần Thị Hoa // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 10 (218) .- Tr. 59 - 72 .- 340

Trình bày những quy định cơ bản của “Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc và Việt Nam, qua đó thấy ý nghĩa quan trọng của “Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc, Việt Nam và sự giao lưu, tiếp biến văn hóa pháp luật giữa hai nước.

178 Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam / Nguyễn Huỳnh Anh, Bùi Thị Mỹ Hương // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 17-21 .- 340

Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không phải là vấn đề mới trong tố tụng dân sự các nước cũng như Việt Nam, vì vai trò của hoạt động này luôn là cần thiết để việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các môi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong bài viết này, tác giả sẽ dựa trên pháp luật hiện hành phân tích một số vấn đề pháp lý quan trọng để làm nổi bật một số mặt hạn chế của hoạt động này, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

179 Giải pháp nâng cao tính độc lập xét xử của tòa án trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay / La Thị Quế // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 19-23 .- 340

Cộng đồng quốc tế thống nhất một nền tư pháp độc lập là nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia và thế giới, bởi vì nền tư pháp độc lập là một quyền cơ bản của con người mà tất cả các thành viên của Liên Hợp quốc phải đảm bảo cho công dân của mình. Sự độc lập của tư pháp chính là điều kiện quan trọng đảm bảo cho liêm chính tư pháp. Chính vì vậy trong bài viết này, tác giả nghiên cứu và đề xuất về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của Tòa án - nhánh quyền lực thực hiện quyền tư pháp.

180 Một số vấn đề về bản chất pháp lý của Condotel - Kinh nghiệm của thế giới và định hướng xây dựng hành lang pháp lý an toàn cho bất động sản Condotel phát triển tại Việt Nam / Doãn Hồng Nhung, Vũ Thị Liên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 35-42 .- 340

Sự xuất hiện những loại hình bất động sản như: Chung cư Mi-ni, căn hộ văn phòng, Offìcetel, Condotel, Hometel, Shophouse, Service apartment, nhà phố, biệt thự trong Resort... cần có các quy định pháp lý để việc vận hành thuận lợi trong đời sống, sản xuất và kinh doanh thương mại. Trong bối cảnh “nền kinh tế chia sẻ” và dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc tạo dựng quy định pháp lý cho Condotel ở Việt Nam cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, từ đó tạo điều kiện cho Codotel phát triển an toàn và bền vững ở Việt Nam.