CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật
181 Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam - Một số vấn đề cần hoàn thiện / Nguyễn Huỳnh Anh, Bùi Thị Mỹ Hương // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 10-14 .- 340
Phân tích và chỉ ra những điểm mới và một số vấn đề cần hoàn thiện đối với các quy định về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam.
182 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về triển lãm du lịch phi thương mại ở Việt Nam / Châu Vũ // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 45-49 .- 340
Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về triển lãm thương mại, bài viết đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật về triển lãm phi thương mại ở Việt Nam hiện nay.
183 Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Những bất cập cần khắc phục / Hoàng Lan Phương // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 10(Tập 61) .- Tr.29-33 .- 340
Nêu một số bất cập cơ bản của pháp luật Việt Nam về li-xăng nhãn hiệu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập này.
184 Bồi thường chi phí luật sư trong tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền tác giả / Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 35 – 49 .- 340
Bài viết phân tích vấn đề bồi thường chi phí luật sư trong các tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Đây là quy định khá đặc trưng của pháp luật sở hữu trí tuệ so với quy định chung trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Tuy nhiên, quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) vẫn có các bất cập liên quan đến việc xác định mức hợp lý của chi phí này, cũng như chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường phí luật sư.
185 Pháp luật của một số quốc gia Đông Nam Á về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Ngân // Nghiên cứu khoa học kiểm toán .- 2019 .- Số 7(383) .- Tr. 53 – 64 .- 340
Quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân là một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia ghi nhận. Các quốc gia Đông Nam Á đã và đang sử dụng nhiều biện pháp để bảo vệ quyền này, không chỉ bằng hoàn thiện các quy định của pháp luật mà còn hình thành và củng cố các cơ chế đảm bảo quyền. Kinh nghiệm của các quốc gia này trong việc đảm bảo quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
186 Hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn / Phan Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 32 – 37 .- 340
Nêu khái quát về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; Thực trạng các quy định của pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập tài sản của người có chức vụ, quyền hạn.
187 Từ lý thuyết về thông tin bất cân xứng đến các quy định về nhãn thực phẩm trong pháp luật Việt Nam / Đỗ Giang Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 7 (383) .- Tr. 19 – 24 .- 340
Việc pháp luật quy định ghi nhãn thực phẩm bắt buộc là cần thiết để hiệu chỉnh sự thất bại của thị trường thực phẩm, qua đó giúp người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định tiêu dùng hợp lý đáp ứng nhu cầu và sở thích của họ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới về kinh tế học hành vi cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng cũng không thể đưua ra các quyết định hợp lý trong tình trạng bị quá tải thông tin, hoặc bị ảnh hưởng sai lệch bởi các tín hiệu từ chính sách pháp luật nhãn thực phẩm.
188 Một số nguyên tắc giải thích pháp luật trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam / Trần Văng Phủ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 58 – 64 .- 340
Trong thực tiễn, giải thích pháp luật giữ vai trò quan trọng đối với việc ban hành, áp dụng các quy định pháp luật. Trong khoa học pháp lý, giải thích pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong giải thích pháp luật sẽ mang đến cho Việt Nam những gợi mở cần thiết trong việc áp dụng các nguyên tắc giải thích pháp luật phổ biến trên thế giới.
189 Công ước số 98 về quyền được tổ chức, thương lượng tập thể và vấn đề pháp lí cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay / Hoàng Kim Khuyên // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 31 – 43 .- 340
Bài viết nghiên cứu ba nội dung cơ bản của Công ước số 98 về quyền được tổ chức và thương lượng tập thể của Tổ chức lao động quốc tế gồm: Bảo vệ người lao động khỏi các hành vi phân biệt đối xử quyền công đoàn; bảo vệ tổ chức của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động không bị can thiệp, thao túng lẫn nhau trong quá trình thành lập, điều hành hoạt động và thúc đẩy thương lượng tập thể.
190 Pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện / Phạm Ngọc Thắng // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 70 – 83 .- 340
Bài viết phân tích khái niệm, đặc điểm của pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật, đồng thời chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, bài viết đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, đó là sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định của Chính phủ số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hướng tới việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành luật về theo dõi thi hành pháp luật.