CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật
101 Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu / Phạm Văn Tuyết // Luật học .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 29 - 40 .- 340
Bài viết đưa đến nhận thức chung về bảo lưu quyền sở hữu, biện pháp bảo lưu để xác định các vấn đề liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là quyền mặc định với bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là một biện pháp bảo đảm. Qua đó, nhằm xác định rõ khái niệm về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, hiệu lực đối kháng, đối tượng dung để bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.
102 Chuyển quyền yêu cầu bồi thường trong pháp luật bảo hiểm Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Vân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 6 (454) .- Tr.16 - 23 .- 344.597 02
Chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn là một chế định khá đặc thù trong bảo hiểm tài sản. Mục đích của chế định này là nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đòi lại khoản tiền bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm nếu tổn thất xảy ra do lỗi của người thứ ba. Việc bên được bảo hiểm phải chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi hoàn sang doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm đòi người thứ ba bồi hoàn khoản thiệt hại do lỗi của người thứ ba gây ra là hoàn toàn hợp lý về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn một số bất cập, gây trở ngại cho việc áp dụng chế định này trong thực tiễn.
103 Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và kiến nghị hoàn thiện / Trần linh Huân // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.8 - 11 .- 344.597 046
Hiện nay hành lang pháp lý điều chỉnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí tại Việt Nam đã được xây dựng và không ngừng hoàn thiện. Tuy nhiên, bênh cạnh những kết quả tích cực đạt được thì hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cũng còn tồn tại không ít vấn đề hạn chế, bất cập, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung phân tích đánh giá, làm rõ một số vấn đề còn bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.
104 Nhận thức pháp lý về vận động hành lang / Chu Hồng Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.22 - 26 .- 340
Vận động hành lang là một khái niệm đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, có những quốc gia đã luật hóa khái niệm này nhưng nhiều quốc gia và nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng không thể quy định trong luật về vận động hành lang. Vận động hành lang có liên quan chặt chẽ tới nhiều quy định pháp luật khác, trong đó có pháp luật điều chỉnh các quan hệ chính trị và pháp luật về phòng chống tham nhũng. Ở các nước đang phát triển, khái niệm này dường như còn rất mới và xa lạ. Nghiên cứu "Nhận thức pháp lý về vận động hành lang" xem xét vận động hành lang dưới giác độ pháp luật, kết quả nghiên cứu có nhiều ý nghĩa về nhận thức và thực tiễn.
105 Pháp luật cạnh tranh và thực thi quyền sở hữu trí tuệ : một số vấn đề cần quan tâm / Bùi Thị Hằng Nga // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 19-22 .- 340
Trình bày các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ có thể khiến cho việc thực thi quyền của chủ sở hữu trên thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp chủ thể lạm dụng quyền của mình để chèn ép hoặc loại bỏ đối thủ. Đó là lý do quan trọng để các nhà nghiên cứu khẳng định, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần được điều chỉnh bởi cả pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ phải được xem là một quyền tài sản và đương nhiên chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ phải có đầy đủ 3 quyền lực cao nhất đối với tài sản của mình, đó là: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Tuy nhiên, khác với tài sản hữu hình, tài sản sở hữu trí tuệ có các đặc trưng riêng biệt trong đó có quyền độc quyền và khó thay thế.
106 Gian lận, trốn thuế ở Việt Nam và các quy định của pháp luật về đấu tranh chống gian lận và trốn thuế ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Văn Hiếu // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 224 .- Tr. 18-21 .- 658.153
Đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến tình trạng gian lận thuế, trốn thuế, các quy định của pháp luật hiện hành để xử lý tình trạng gian lận thuế, đồng thời đưa ra những nguyên nhân và giải pháp có tính tổng quát giúp các cơ quan Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các cơ chế để đấu tranh ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế hiện nay.
107 Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công / Nguyễn Thế Khang, Nguyễn Hoàng Minh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 45-47 .- 332.1
Bài viết khái niệm đầu tư công và đề xuất một số nội dung để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công.
108 Hài hòa hóa pháp luật về thương mại điện tử trong khu vực ASEAN và một số khuyến nghị / Lê Xuân Tùng, Đào Bá Minh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 52-55 .- 658
Từ khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhu cầu tiến hành hợp tác trong lĩnh vực luật pháp đã hiện hữu. Từ hợp tác pháp lý, các quốc gia trong khu vực hướng đến mục tiêu xa hơn là hài hòa hóa pháp luật, tuy nhiên, quá trình này gặp không ít thách thức. Bài viết phân tích về hài hòa hóa pháp luật của một số quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực thương mại điện tử, qua đó đưa ra khuyến nghị.
109 Qui định của pháp luật về phôi thai và thai nhi tại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 9(433) .- Tr.38 - 41 .- 341.48
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định chính thức về việc xem xét phôi thai với tư cách của một con người. Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định về quyền lợi đối với thai nhi. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về phôi thai và thai nhi tại Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến phôi thai và thai nhi tại Việt Nam.
110 Các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật / Vũ Thị Ngọc Dung, Nguyễn Đức Vũ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 1(449) .- Tr.10 - 19 .- 342.59706
Trong thực tiễn, hiện tượng các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn với nhau vẫn còn tồn tại. Vì vậy, pháp luật hiện hành quy định một số nguyên tắc nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay các nguyên tắc này đang dần trở nên bất cập. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích một số bất cập về các nguyên tắc áp dụng pháp luật và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.