CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
121 Nhà nước với việc xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 : thực trạng và vấn đề / Vương Phương Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 292 .- Tr. 12-18 .- 340

Trên cơ sở khái quát thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội theo các chức năng cơ bản của nó là phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro trong những năm 2011-2020, bài viết chỉ ra những kết quả và tác động của việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật đến việc thực hiện các mục tiêu theo chức năng của hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, bài viết nhấn mạnh những vấn đề đang đặt ra nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay như: cần khắc phục sự chậm trễ trong ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành chính sách pháp luật về an sinh xã hội; khắc phục sự trùng chéo hoặc chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của một số văn bản chính sách; tăng cường tính bền vững của chính sách bảo hiểm xã hội; đảm bảo các nguồn lực thực hiện các mục tiêu chính sách, cũng như khắc phục những hạn chế trong tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở nước ta.

122 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hợp tác Asean phòng chống tội phạm xuyên quốc gia / Vũ Ngọc Dương // Luật học .- 2021 .- Số 5 .- Tr.10 - 14 .- 346.404509597

Tội phạm xuyên quốc gia là một trong những mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu. Các loại tội phạm xuyên quốc gia nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như khủng bố, buôn bán người, buôn bán trái phép vũ khí, các tội phạm về ma túy, cướp biển... Những loại tội phạm này đặt ra thách thức lớn đối với pháp luật, sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề bảo vệ quyền con người tại mỗi quốc gia. Đặc biệt, tội phạm xuyên quốc gia có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, đe dọa an ninh con người thông qua việc hạn chế khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm và giáo dục. Trong những năm qua, ASEAN đã ban hành nhiều văn kiện pháp lý điều chỉnh vấn đề hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia khu vực. Việt Nam là một trong những thành viên chủ động và tích cực trong việc thực thi pháp luật ASEAN về vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn một số quy định của pháp luật Việt Nam chưa tương thích với pháp luật khu vực. Bài viết này đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc thực thi pháp luật ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

123 Pháp luật cần xem xét mối nguy từ lỗi của các phần mềm cung cấp bằng chứng / Nguyễn Anh Tuấn // .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 58-61 .- 005.8

Phần lớn mọi người đều hiểu phần mềm có thể có lỗi, khi họ thường xuyên phải cập nhật các loại phần mềm, từ các ứng dụng cho tới hệ điều hành. Tuy công chúng đã hiểu rõ điều đó nhưng tòa án vẫn chưa rút ra bài học từ điều tưởng như la hiển nhiên này. Những vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật khi phần mềm đóng vai trò như một nhân chứng.

124 Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và đề xuất, kiến nghị / Trần Minh Chương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 99-102 .- 340

Quản lý chất thải nguy hại là một trong những hoạt động quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, con người. Để quản lý hiệu quả đối với loại chất thải này, Nhà nước đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, qua đó góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý chất thải nguy hại. Bài viết tập trung khái quát, phân tích một số quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, đánh giá chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong triển khai các quy định, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện.

125 Hoàn thiện pháp luật khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay / Bùi Tuấn Thành, Vũ Đức Đam Quang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 34-40 .- 340

Đánh giá những ưu, nhược điểm của hệ thống pháp luật về KH&CN của Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp hỗ trợ công tác hoàn thiện pháp luật về KH&CN, góp phần đưa hoạt động KH&CN của nước ta phát triển bền vững, đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ (KH&CN) ở Việt Nam hiện nay là vấn đề mang tính cấp thiết, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Bên cạnh vai trò, đặc điểm của pháp luật về KH&CN, nghiên cứu này còn chỉ ra những nội dung, tiêu chí và điều kiện cơ bản đảm bảo công tác hoàn thiện pháp luật về KH&CN.

126 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội / Khuất Việt Hải // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 54-56 .- 340

Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Trong đó, hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội là nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc. Việc giám sát cũng phải đảm bảo hiệu lực hiệu quả, thể hiện tính quyền lực của Nhà nước, thông qua các kết luận giám sát và việc thực thi kết luận giám sát của Quốc hội.

127 Nội luật hóa Công ước La Hay năm 1996 - kinh nghiệm của Liên bang Nga và gợi mở cho Việt Nam / Phan Hoài Nam, Nguyễn Thị Kim Duyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 57-64 .- 340

Việc gia nhập Công ước La Hay năm 1996 là cần thiết đối với việc giải quyết xung đột về thẩm quyền, pháp luật áp dụng cũng như công nhận và cho thi hành các biện pháp bảo vệ trẻ em. Hiện nay, Việt Nam chưa là thành viên của Công ước La Hay năm 1996. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày kinh nghiệm nội luật hóa Công ước La Hay năm 1996 của Liên bang Nga và đưa ra những gợi mở cho Việt Nam khi gia nhập Công ước này.

128 Hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam / Bùi Hữu Toàn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 8-11 .- 340

Chuyển đổi số trong đời sống kinh tế không chi là tiếp nối sự phát triên của nhân loại mà còn phai đáp ứng ngày càng tốt hon nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng, trong đó phát triền các dịch vụ số nhằm thúc đây sự phát triên của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.

129 Bàn về hoạt động pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật ở Việt Nam / Nguyễn Hoài Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.213 - 215 .- 340

Nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, công khai, minh bạch, giúp người dân dễ tiếp cận, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương thực hiện hoạt động pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật và ban hành những quy định cụ thể nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động này. Bài viết đánh giá những thành tựu, vấn đề còn tồn tại, hạn chế của hoạt động pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động này trong tương lai.

130 Tăng cường thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng cảnh sát hình sự công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay / Ngô Thị Bích Thu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 12 (436) .- Tr. 45-56 .- 340

Tình hình tội phạm mua bán người tại các tỉnh Tây Bắc của nước ta đã và đang diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của cơ quan chức năng, trong đó có hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng cảnh sát hình sự công an các tỉnh Tây Bắc. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, đánh giá khái quát thực trạng công tác thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng cảnh sát hình sự trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.