CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
81 Hoàn thiện pháp luật để thực hiện các cam kết về môi trường theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Bùi Hải Thiêm, Trần Thị Quang Hồng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 10-16 .- 340

Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các Hiệp định thương mại tự do. Các cam kết về môi trường theo hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đang đặt ra cho Quốc hội nhiều yêu cầu cao hơn ở phương diện “nội luật hoá” để pháp luật tương thích với các cam kết, đóng góp vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các cam kết quốc tế đó.

82 Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở / Nguyễn Đăng Dung // .- 2022 .- Số 15(463) .- Tr. 21-25 .- 340

Tác giả của bài viết cho rằng dân chủ ở cơ sở không đồng nhất với dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cũng như ở các cơ quan nhà nước và các thiết chế chuyên biệt khác… Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sởchỉ nên giới hạn điều chỉnh hoạt động tự quyết của các cụm dân cư dưới cấp xã, phường, thị trấn; như bản, thôn, làng, phun, sóc, ấp, chung cư, tổ dân phố… Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cần loại bỏ những quy định dân chủ ở cơ sở đối với các cơ quan nhà nước, cùng các thiết chế chuyên biệt khác của xã hội, và của cả chính quyền địa phương cấp cơ sở xã, phường, thị trấn.

83 Pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong nền kinh tế số : thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện / Trần Linh Huân, Bạch Ngọc Vân // .- 2022 .- Số 16 .- Tr. 18-24 .- 343

Bài viết tập trung nghiên cứu , phân tích, đánh giá những vấn đề thực trạng bất cập trong quy định và thực thi pháp luật điều chỉnh về phòng, chống rửa tiền trong nền kinh tế số; từ đó, đưa ra một số đề xuất kiến nghị.

84 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính ở Việt nam và một số quan điểm kiến nghị / Lê Hồng Thái // .- 2022 .- Số 13(598) .- Tr. 36-43 .- 340

Thông qua việc phân tích tính yếu thế, rủi ro cho người tiêu dùng tài chính và thực trạng pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính, bài viết chỉ ra sự cần thiết trong việc hoàn thiện pháp luật ở lĩnh vực này và đưa ra một số quan điểm kiến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

85 Một số vấn đề khi áp dụng thuyết hết quyền trong xử lý nhãn hiệu trên các phương tiện kinh doanh / Lê Xuân Lộc, Phan Minh Phương, Trần Thị Thu Hà // .- 2022 .- Số 6(759) .- Tr. 23-25 .- 346.066

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu vẫn luôn được đề cao và áp dụng nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm diễn ra. Việc đánh giá xử lý hành vi còn nhiều quan điểm khác nhau nên các cơ quan chức năng cần sớm thống nhất cách hiểu và giải thích pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

86 Pháp luật về đánh giá thực trạng và quyết định chủ trường cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt / Trần Linh Huân, Nguyễn Mậu Thương // Ngân hàng .- 2022 .- ố 13 .- Tr. 22-28 .- 343.03

Tập trung phân tích làm rõ các quy định pháp luật về: 1. Điều kiện áp dụng các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt (KSĐB), 2. Đánh giá thực trạng TCTD được KSĐB, 3. Quyết định chủ trường cơ cấu lại TCTD được KSĐB. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá, chỉ ra một số điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này và từ đó đưa ra một số đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

87 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ : tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh / Công Thường // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 4-6 .- 340

Nghiên cứu luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh. Góp phần tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, qua đó thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư cho hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng thời, việc nội luật hóa các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh hơn, từ đó tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tự tin hội nhập vào sân chơi chung của thế giới.

88 Fintech và những thách thức trong việc ban hành các quy định pháp lý / Dương Quốc Anh // .- 2022 .- Số chuyên đề đặ biệt .- Tr. 84-86 .- 340

Bài viết này chia sẻ một số ý kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu về nhũng khó khan, thách thức và kiến nghị trong việc xây dựng, ban hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của Fintech.

89 Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam / Phan Thị Lan Hương, Đặng Ngọc Huyền // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 40-50 .- 340

Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức Liên hợp quốc qua một số dự án luật điển hình , qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này, hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế.

90 Quan hệ pháp luật trong kỷ nguyên số / Đoàn Văn Nhật // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 10 (458) .- Tr. 10 - 17 .- 340

Quan hệ pháp luật là một nội dung cơ bản, quan trọng không chỉ của khoa học lý luận chung về pháp luật mà của cae khoa học pháp lý chuyên ngành. Việc tìm hiểu những yếu tố, điều kiện tác động đến quá trình hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt của quan hệ pháp luật góp phần dự liệu cơ chế điều chỉnh phù hợp; đặc biệt trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của các công nghệ kỹ thuật số như hiện nay, góp phần hình thành và phát triển những mô hình kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số như kinh tế chia sẽ, dịch vụ xe tự hành, công nghệ y tế, công nghệ tài chính…và làm xuất hiện những khái niệm pháp lý mới như tiền ảo, quyền được lãng quên, rô bốt thông minh.