CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật
91 Trường phái kinh tế pháp luật / Nguyễn Vinh Hưng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 46-49 .- 340
Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của kinh tế học pháp luật nhằm góp phần du nhập ngành khoa học này vào Việt Nam. Kinh tế học pháp luật là ngành khoa học có nhiều ưu điểm và sáng tạo, bởi đây là ngành khoa học được hình thành từ sự kết hợp giữa các yếu tố của ngành kinh tế học và luật học. Sự xuất hiện của ngành kinh tế học pháp luật xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Do sự thay đổi, phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, nên nếu chỉ vận dụng tư duy, kiến thức của kinh tế hay pháp luật thì việc xem xét, đánh giá, phân tích, dự báo sẽ không thể bao quát sâu rộng, đầy đủ và toàn diện mọi vấn đề. Mặc khác, khoa học luôn có sự đổi mới và sáng tạo không ngừng nên cần có sự kết hợp giữa tri thức của nhiều ngành khi nghiên cứu, xem xét, đánh giá, phân tích về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
92 Bàn về xác định số ngày quá hạn bằng phương pháp định lượng theo pháp luật hiện hành / Lê Hữu Nghĩa, Tống Thị Ngọc Anh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 45-48,51 .- 332.12
Bài viết chỉ ra sự bất cập hiện hữu trong quy định pháp luật hiện hành và đề xuất hướng giải quyết mang tính khả thi nhằm đảm bảo chính xác về số liệu và phương pháp phân loại nợ định lượng có cơ sở rõ ràng, nhất quán hơn.
93 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại tòa án Việt Nam - những khó khăn, vướng mắc / Nguyễn Chí Công, Phạm Thị Hằng // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.39-46 .- 343.59707
Bảo đảm cơ chế áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại tòa án là yêu cầu khách quan trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tòa án còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết loại vụ việc này, đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả; trong đó, hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan và nâng cao năng lực tòa án là những giải pháp tiên quyết.
94 Sự việc đã được giải quyết bằng phán quyết trọng tài / Đỗ Văn Đại // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 6(145) .- Tr.1-23 .- 340
Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã ghi nhận giá trị pháp lý của sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa án hay bằng quyết định của cơ quan nhà nước khác nhưng lại chưa có quy định tương tự đối với phán quyết trọng tài. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết của việc ghi nhận giá trị pháp lý của sự việc đã được giải quyết bằng phán quyết trọng tài cũng như cơ chế xử lý trường hợp tòa án hay trọng tài giải quyết lại nội dung vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng một phán quyết của trọng tài đang có hiệu lực pháp luật.
95 Thực hiện chính sách pháp luật về liên kết vùng phát triển sản phẩm du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ / Lê Thị Tịnh // .- 2022 .- Số 773 .- Tr. 119-121 .- 340
Bài viết nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách pháp luật về liên kết vùng phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ và đề xuất số giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách liên kết xây dựng sản phẩm du lịch vùng.
96 Vấn đề ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp: Tham chiếu từ dịch bệnh Covid -19 / Cao Vũ Minh // .- 2022 .- Số 2(141) .- Tr. 1-16 .- 340
Tình trạng khẩn cấp là trạng thái xã hội đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân tác động, đe dọa sự sống còn của quốc gia. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trog tình trạng khẩn cấp có ý nghĩa to lớn nhằm kích hoạt mọi biện pháp cần thiết để ứng phó với tình trạng cực kỳ khó khan, nguy hiểm mà đất nước đang gánh chịu. Bài viết phân tích hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
97 Kinh tế chia sẻ và sự điều chỉnh của pháp luật / Hà Thị Thanh Bình // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 2(141) .- Tr. 30-42 .- 340
Trên cơ sở phân tích bản chất của mô hình kinh tế chia sẻ và khẳng định sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với mô hình kinh tế này, bài viết bàn về nội dung và mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động chia sẻ các nguồn lực/ tài sản dư thừa trong mô hình kinh tế chia sẻ và phân tích và đề xuất một số giải pháp pháp lý đối với các vấn đề: nghĩa vụ của chủ thể tham gia, quản lý thuế và bảo vệ quyền lợi của người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế chia sẻ.
98 Tội quấy rối tình dục quy định trong pháp luật hình sự của một số nước châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trương Quang Vinh // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 63- 88 .- 340
Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như tác động thể chất, bằng lời nói hoặc phi lời nói xâm phạm đến nhân phẩm của con người, trong đó quấy rối tình dục bằng lời nói hoặc phi lời nói xâm phạm đén nhân phẩm của con người, trong đó quấy rối tình dục bằng lời nói là một trong những hìn thức quấy rối tình dục phổ biến nhất. Trên cơ sở đó, bài viết kiến nghị bổ sung “tội quấy rối tình dục đối với người từ 16 tuổi trở lên” vào chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”.
99 Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu / Phạm Văn Tuyết // Luật học .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 29 - 40 .- 340
Bài viết đưa đến nhận thức chung về bảo lưu quyền sở hữu, biện pháp bảo lưu để xác định các vấn đề liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là quyền mặc định với bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là một biện pháp bảo đảm. Qua đó, nhằm xác định rõ khái niệm về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, hiệu lực đối kháng, đối tượng dung để bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.
100 Chuyển quyền yêu cầu bồi thường trong pháp luật bảo hiểm Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Vân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 6 (454) .- Tr.16 - 23 .- 344.597 02
Chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn là một chế định khá đặc thù trong bảo hiểm tài sản. Mục đích của chế định này là nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đòi lại khoản tiền bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm nếu tổn thất xảy ra do lỗi của người thứ ba. Việc bên được bảo hiểm phải chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi hoàn sang doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm đòi người thứ ba bồi hoàn khoản thiệt hại do lỗi của người thứ ba gây ra là hoàn toàn hợp lý về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn một số bất cập, gây trở ngại cho việc áp dụng chế định này trong thực tiễn.