CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật
111 Chính sách, pháp luật về thu hồi, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đoàn Thị Thanh Mai // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 219 .- Tr. 55 - 58 .- 340
Bài viết chỉ ra kinh nghiệm về thu hồi, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất của một số nước trên thế giới. Qua đó, rút ra một số bài học để quá trình thu hồi, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất tại Việt Nam hiệu quả hơn.
112 Một số vấn đề pháp lý còn tồn tại về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất / Nguyễn Việt Hương, Nguyễn Đình Phong, Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Tiến Đạt // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 101-107 .- 346.597 043
Bài viết tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, đồng thời làm rõ sáu bất cập còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất. Qua đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành pháp luật, góp phần phát huy tối đa vai trò của đấu giá quyền sử dụng đất với công cuộc phát triển đất nước.
113 Hoàn thiện pháp luật cho hoạt động sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ ở Việt Nam hiện nay / TS. Bùi Hữu Toàn // .- 2021 .- Số 24 .- Tr. 16-21 .- 340
Bài viết trao đổi các vấn đề pháp lý về Mobile_Money như một hình thức thanh tóa mới trong nền kinh tế và những vấn đề pháp lý cần quan tâm trong phát triển hình thức thanh toán này ơt nước ta hiện nay.
114 Bất động sản du lịch ở Việt Nam - Thực trạng phát triển và kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật / Đoàn Văn Bình // Luật học .- 2021 .- Tr.41 - 54 .- Số 11 .- 346.597 043
Bài viết phân tích 1) Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Bất động sản du lịch; 2) Thực trạng thị trường bất động sản du lịch và hệ thống chính sách, pháp luật liên quan; 3) Kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản du lịch phát triển ổn định, bền vững.
115 Quy định pháp luật về hạn chế rủi ro khi cung ứng dịch vụ ngân hàng trên internet / Danh Phạm Mỹ Duyên // Ngân hàng .- 2021 .- Số 23 .- Tr. 16-20 .- 340
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí thấp thì hình thức cung ứng dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài viết phân tích quy định pháp luật hiện hành nhằm hạn chế rủi ro khi cung cấp dịch vụ ngân hàng qua Internet.
116 Bảo đảm tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam nhìn từ góc độ pháp lý / Bùi Hữu Toàn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.27 - 35 .- 340
Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn trở thành rào cản phổ biến nhất khi thực hiện hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định về tiếp cận vốn cho hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, nhưng để tiếp cận nguồn vốn là chìa khoá thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, các quy định của pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
117 Khái niệm, bản chất, vai trò của công chứng Việt Nam - pháp luật hiện hành và định hướng hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 24(448) .- Tr.15 - 23 .- 340
Hệ thống công chứng Việt Nam dần được hoàn thiện cả về tổ chức và hoạt động, vừa tiệm cận các mô hình công chứng tiên tiến, vừa giữ được bản sắc riêng của công chứng Việt Nam. Tuy nhiên, một loạt các vướng mắc gắn với tính đặc thù của mô hình công chứng Việt Nam cũng được đặt ra với người làm luật. Có những vướng mắc kéo dài đến nay vẫn gây khó khăn cho hoạt động công chứng. Để hoàn thiện khung pháp lý theo tiêu chí đảm bảo tính hợp pháp và an toàn của giao dịch cúng như sự an toàn cho công chứng viên cần tham khảo mô hình công chứng của các nước tiên tiến, đặc biệt là mô hình công chứng latinh và nhất là mô hình công chứng của Pháp.
118 Luật cơ bản về văn hóa nghệ thuật của Nhật Bản : nội dung và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Dương Đỗ Quyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 7(245) .- Tr. 43-52 .- 340
Trình bày những nội dung quan trọng của Luật cơ bản về chấn hung văn hóa nghệ thuật năm 2001, Luật sửa đổi năm 2017, những hạn chế và vấn đề đặt ra trong thực thi luật nhằm cung cấp một góc nhìn khái quát về trường hợp Nhật Bản và gợi mở những vấn đề chính sách liên quan của Việt Nam.
119 Nhà nước với việc xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 : thực trạng và vấn đề / Vương Phương Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 292 .- Tr. 12-18 .- 340
Trên cơ sở khái quát thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội theo các chức năng cơ bản của nó là phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro trong những năm 2011-2020, bài viết chỉ ra những kết quả và tác động của việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật đến việc thực hiện các mục tiêu theo chức năng của hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, bài viết nhấn mạnh những vấn đề đang đặt ra nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay như: cần khắc phục sự chậm trễ trong ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành chính sách pháp luật về an sinh xã hội; khắc phục sự trùng chéo hoặc chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của một số văn bản chính sách; tăng cường tính bền vững của chính sách bảo hiểm xã hội; đảm bảo các nguồn lực thực hiện các mục tiêu chính sách, cũng như khắc phục những hạn chế trong tổ chức thực thi hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở nước ta.
120 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hợp tác Asean phòng chống tội phạm xuyên quốc gia / Vũ Ngọc Dương // Luật học .- 2021 .- Số 5 .- Tr.10 - 14 .- 346.404509597
Tội phạm xuyên quốc gia là một trong những mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu. Các loại tội phạm xuyên quốc gia nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như khủng bố, buôn bán người, buôn bán trái phép vũ khí, các tội phạm về ma túy, cướp biển... Những loại tội phạm này đặt ra thách thức lớn đối với pháp luật, sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề bảo vệ quyền con người tại mỗi quốc gia. Đặc biệt, tội phạm xuyên quốc gia có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, đe dọa an ninh con người thông qua việc hạn chế khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm và giáo dục. Trong những năm qua, ASEAN đã ban hành nhiều văn kiện pháp lý điều chỉnh vấn đề hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia khu vực. Việt Nam là một trong những thành viên chủ động và tích cực trong việc thực thi pháp luật ASEAN về vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn một số quy định của pháp luật Việt Nam chưa tương thích với pháp luật khu vực. Bài viết này đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc thực thi pháp luật ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.