CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông nghiệp

  • Duyệt theo:
21 Tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề đặt ra / Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 13-15 .- 330

Trong những năm qua mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, từ đó kéo theo những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Bài viết khái quát về tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

22 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam / Lê Vũ Thanh Tâm // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 16-19 .- 336.2

Bài viết phân tích, đánh giá chính sách thuế hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất định hướng thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách thuế giữ vị trí quan trọng trong quá trình xanh hóa ngành nông nghiệp. Nhà nước cần tối ưu mức độ tác động của công cụ thuế ngăn ngừa sử dụng sản phẩm gây nguy hại môi trường.

23 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Sâm // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 77-79 .- 330

Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đang ngày càng phổ biến trên thế giới hiên nay nhờ những ưu điểm vượt trội. Cách thức phát triển này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài viết khái quát quan niệm về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đồng thời làm rõ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn cũng như kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở các quốc gia trên thê giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

24 Thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Sâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 54-56 .- 330

Phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong nông nghiệp ở Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. bài viết nghiên cứu đồng thời đề xuất một số kiến nghị giúp phát triển hơn nữa KTTH trong nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

25 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở ISRAEL và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Bảo Nga // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 22 (470) .- Tr. 46-55 .- 340

Israel là một quốc gia không có nhiều tài nguyên, khoáng sản. Phần lớn diện tích đất của quốc gia này lại là sa mạc cằn cỗi, phần còn lại đều là đồi núi đá trọc với khí hậu khắc nghiệt. Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích một số bài học kinh nghiệm của Israel về chính sách, giải pháp và cơ chế hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và đưa ra một số khuyến nghị cho phát triển nông nghiệp Việt Nam.

26 Phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam: thực trạng và một số đề xuất / Nguyễn Thị Lan Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr.29-31 .- 330

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vữngđến năm 2030 của Việt Nam đặt mục tiêu : Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, nông nghiệp cần từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng tăng trưởng và tiêu dùng xanh, góp phần trách nhiệm giảm phát thải, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, hướng tới nền kinh tế xanh.

27 Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam / Hoàng Minh Đẹp, Phạm Văn Sơn, Trịnh Xuân Việt // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 57-62. .- 330

Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong tổng thể quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của nhà nước, hoạt động cơ cấu lại ngành Nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, song cũng còn tồn tại không ít hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới.

28 Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thuận lợi và thách thức : nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An / Hồ Khánh Duy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 84-87 .- 658

Bài viết phân tích những thuận lợi cũng như thách thức của phát triển ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp cho hoạt động này của tỉnh.

29 Phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở một số tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào / Bunmixay Vikhamphan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 93-96 .- 330

Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp của tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Bo Li Khăm Xay (Lào) và của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh (Việt Nam). Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Viêng Chăn (Lào) để phát triển tốt hơn kinh tế tư nhân trong nông nghiệp giai đoạn hiện nay.

30 Ứng dụng khoa học công nghệ - giải pháp mạnh, hiệu quả trong cơ cấu ngành nông nghiệp / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2022 .- Số 148 .- Tr. 20-23 .- 600

Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các vấn đề thách thức phát triển nông nghiệp thông qua việc tận dụng ưu việt công nghệ. Nhằm nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết khí hậu đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.