CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lạm phát

  • Duyệt theo:
51 Lạm phát ASEAN: nghiên cứu nhân tố chung và nhân tố đặc thù / TS. Phạm Thị Tuyết Trinh // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 3(466) tháng 4 .- Tr. 75-86 .- 332.042

Bài viết làm sáng tỏ diễn biến tương đồng và khác biệt của lạm phát tại các nền kinh tế Đông Nam Á (ASEAN) bằng mô hình nhân tố ản động với nhân tố chung và nhân tố đặc thù quốc gia qua sử dụng dữ liệu trừ trung bình tần suất quý trong giai đoạn 1996-2015.

52 Tác động chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam / ThS. Lê Quang Tường // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 2(465) tháng 2 .- Tr. 24-30 .- 332.409597

Bài viết sử dụng lý thuyết Mô hình tăng trưởng nội sinh của Borro (1990) để xây dựng 3 mô hình thực nghiệm với mục đích đánh giá tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở VN. Kết quả nghiên cứ cho thấy chính sách tài khóa có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế, gia tăng lạm phát và thất nghiệp.

53 Tác động phi tuyến của giá dầu đến tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp và thâm hụt ngân sách / Nguyễn Thị Ngọc Trang, Đinh Thị Thu Hồng // Phát triển kinh tế .- 2016 .- Số 06 tháng 6 .- Tr. 23-44. .- 330

Xác định ngưỡng giá dầu trong khi phân tích tác động của giá dầu đến các biến số kinh tế vĩ mô VN, bao gồm: Lạm phát, tăng trưởng, thâm hụt ngân sách, và thất nghiệp, trong giai đoạn 2000–2015. Ứng dụng mô hình TVAR, từ đó tìm ra mức ngưỡng giá dầu là 26,7USD/thùng.

54 Điều tiết tỷ giá trung tâm dựa trên mục tiêu ổn định lạm phát: góc nhìn từ phân tích mức chuyển tỷ giá / Nguyễn Thị Thùy Vinh // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 4(455) tháng 4 .- Tr. 26-31. .- 332.64

Bài viết đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi đồng tiền trong rổ tiền tệ làm tham chiếu cho tỷ giá trung tâm để cung cấp cơ sở cho công tác điều tiết dự báo xu hướng biến động của tỷ giá trung tâm khi mục tiêu lạm phát được chủ trọng; đồng thời, đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý tiền tệ và các doanh nghiệp trong quá trình ứng xử với tỷ giá trung tâm.

55 Cung tiền và lạm phát ở Việt Nam: Tiếp cận từ mô hình phương trình cấu trúc / Cao Thị Ý Nhi, Lê Thu Giang // Kinh tế& phát triển .- 2015 .- Số 222 tháng 12 .- Tr. 12-21 .- 332.4

Bài viết này đề cập tới mối quan hệ của cung tiền với lạm phát ở Việt Nam. Trên cơ sở kênh truyền dẫn tiền tệ, mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được vận dụng để mô tả chuỗi tác động liên hoàn từ cung tiền tới kênh truyền dẫn và từ kênh truyền dẫn tới lạm phát ở Việt Nam.

56 Truyền dẫn tỉ giá hối đoái ở Việt Nam dưới tác động của môi trường lạm phát / Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 10 tháng 10 .- Tr. 51-71 .- 332.12

Phân tích truyền dẫn tỉ giá hối đoái vào chỉ số giá nội địa dưới tác động của môi trường lạm phát bằng cách sử dụng mô hình TVAR với các biến lạm phát, tỉ giá danh nghĩa đa phương, Output Gap (chênh lệch GDP) và lãi suất liên ngân hàng theo dữ liệu tháng trong giai đoạn từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2014. Kết quả tìm thấy hệ số truyền dẫn từ tỉ giá vào lạm phát theo mối quan hệ phi tuyến.

57 Giải pháp kiểm soát lạm phát trong dài hạn / Phạm Hữu Hùng // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 13 (430) tháng 7 .- Tr. 26-28 .- 332.1

Diễn biến lạm phát trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015; Những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

58 Lạm phát thấp và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế / Ths. Phan Thị Hồng Thảo // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 13 (430) tháng 7 .- Tr. 24-25 .- 343.07

Tập trung phân tích những hậu quả tiêu cực của lạm phát thấp đối với nền kinh tế và đưa ra một số khuyến nghị chính sách.

59 Hiệu ứng ngưỡng trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Hồ Thị Lam // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 217 tháng 7 .- Tr. 29-37 .- 332.459 7

Bài viết là một nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1980-2014 và áp dụng cách tiếp cận ARDL bounds test được phát triển bởi Pesaran và các cộng sự (2001) để kiểm định mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến, tác giả tìm thấy lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như các biến kiểm soát có mối liên hệ mật thiết với nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn.

60 Tác động của tích luỹ dự trữ ngoại hối đến lạm phát: Tiếp cận bằng mô hình VAR / Phạm Thị Tuyết Trinh // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 46-68 .- 332.401

Bài viết sử dụng mô hình tự hồi quy véctơ (VAR) để đo lường tác động của tích luỹ dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại VN giai đoạn quý I/2000–quý II/2014. Kết quả đo lường bằng hàm phản ứng đẩy tổng quát hóa (Generalized Impulse Response Function) cho thấy tích luỹ dự trữ ngoại hối làm lạm phát bắt đầu tăng từ quý thứ 3 và đạt cân bằng mới từ quý thứ 7 ở mức 1,1% đơn vị. Ngược lại, phản ứng phân rã phương sai cho thấy quá trình tích luỹ dự trữ ngoại hối không phải là nguyên nhân chủ yếu của diễn biến lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả này hàm ý can thiệp trung hòa đã không đạt hiệu quả như mong muốn, làm cho việc mua vào ngoại tệ của NHNN ảnh hưởng đến cung tiền và lạm phát trong nền kinh tế.