CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Lạm phát
31 Quản lý, điều hành giá thận trọng, linh hoạt, kiểm soát lạm dụng theo mục tiêu đề ra / Nguyễn Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.8 - 10. .- 332.024
Nhằm thực hiện mục tiêu giữ ổn định mặt bằng giá, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý, điều hành giá chủ động, linh hoạt. Nhờ đó, mặt bằng giá cả các mặt hàng trong những tháng đầu năm 2021 diễn biến trong phạm vi cho phép, góp phần quan trọng vào kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (4%) trong năm 2021. Trong những tháng cuối năm, công tác điều hành giá tiếp tục tăng cường bám sát diễn biến thị trường, quản lý chặt chẽ, điều hành linh hoạt và chủ động.
32 Mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ với tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán / Nguyễn Thị Nga Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 26-28 .- 330
Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ tại Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo quý từ quý I/2001 đến quý IV/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến sự phát triển TTCK, trong khi đó các yếu tố đổi mới công nghệ, lạm phát và tăng trưởng cung tiền tác động ngược chiều đến sự phát triển TTCK. Trong ngắn hạn thì sự phát triển TTCK tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế, biến đổi công nghệ, lạm phát và cung tiền giải thích được 30,96% sự thay đổi của sự phát triển TTCK.
33 Tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền tới lạm phát tại một số nước châu Á / Hồ Thúy Trinh // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 103-108 .- 658
Bài viết nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát tại một số các quốc gia châu Á. Bài viết đã sử dụng dữ liệu của một quốc gia châu Á, đó là: VN, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Cambodia, Ấn Độ giai đoạn 2004 – 2016. Bằng phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy cung tiền tác động tiêu cực đến lạm phát, trong khi đó, biến thâm hụt ngân sách tác động không có ý nghĩa thống kê đến lạm phát.
34 Tác động của lạm phát xu hướng tới tính hiệu quả của thực thi chính sách tại Việt Nam / Lê Thanh Hà, Vũ Thị Tuyết Nhung, Phạm Văn Minh, Vũ Mạnh Linh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 284 .- Tr. 11-24 .- 330
Nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi của lạm phát xu hướng tới tính hiệu quả trong thực thi chính sách bằng việc xây dựng mô hình cân bằng động tổng quát (DSGE). Tính hiệu quả được đánh giá qua ba kênh: phản ứng biến vĩ mô tới các cú sốc chính sách tiền tệ và tài khóa, chi phí sự phân tán giá được đo bằng năng suất tổng hợp hiệu quả, và vùng ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi giả định rằng SBV sử dụng hai công cụ: lãi suất danh nghĩa và cung tiền. Kết quả chỉ ra rằng lạm phát xu hướng làm tăng tác động tiêu cực của các cú sốc tới các biến vĩ mô, sự sụt giảm của năng suất tổng hợp hiệu quả, và sự thu hẹp của vùng ổn định vĩ mô. Các tác động tiêu cực này trở nên mạnh hơn khi SBV sử dụng công cụ cung tiền để quản lý nền kinh tế. Chúng tôi cũng chỉ ra SBV cần tập trung vào mục tiêu điều tiết lạm phát để nâng cao hiệu quả của chính sách tại Việt Nam.
35 Đo lường chi phí phúc lợi của lạm phát xu hướng thay đổi tại Việt Nam / Lê Thanh Hà // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 2-12 .- 330
Nghiên cứu này xây dựng mô hình New Keynesian với đặc tính mô tả hợp đồng giá cứng nhắc để đo lường chi phí phúc lợi của lạm phát xu hướng thay đổi. Bằng việc sử dụng phương pháp mô phỏng thời điểm (SMM) với dữ liệu tại Việt nam trong giai đoạn 1996Q1-2015Q4, chúng tôi ước lượng các tham số mô phỏng đặc tính của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy lạm phát xu hướng thay đổi tác động trực tiếp tới nền kinh tế bằng việc gây ra những chi phí phúc lợi và những biến động của chu kỳ kinh doanh, và gián tiếp tới nền kinh tế thông qua việc làm gia tăng những biến động gây ra bởi của cú sốc chính sách tiền tệ và cú sốc chi tiêu tài khóa. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận rằng việc sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển không gây ra những hậu quả đáng kể, trong khi sử dụng ngân sách cho chi thường xuyên lại đem lại các kết cục nghiêm trọng, đặc biệt khi nền kinh tế có lạm phát mục tiêu cao.
36 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019 / Phan Hà Lê // .- 2020 .- Số 574 .- Tr. 84-86 .- 658
Tác giả xem xét thực trạng tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong giai đoạn 2005-2019 và áp dụng mô hình VECM với chuỗi dữ liệu được thu thập thưo quý trong giai đoạn này. Tác giả sẽ tiến hành kiểm định tính dừng, kiểm định nhân quả Granger, phân tích hàm phản ứng và phân rã phương sai, qua đó đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam
37 Diễn biến lạm phát năm 2010-2019 và giải pháp kiểm soát lạm phát giai đoạn 2020 - 2020 ở Việt Nam / Nguyễn Thanh Cai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 67-69 .- 657
Lạm phát là hiện tượng kinh tế phổ biến của mọi quốc gia trong các giai đoạn phát triển kinh tế. Khi lạm phát ở mức độ vừa phải, có có những tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng khi làm phát ở mức độ cao, nó tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kìm hàm tăng trưởng kinh tế và gây nhiều hệ lụy đến đời sống của người dân.
38 Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng ở Việt Nam / Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 15 .- Tr. 26-31,39 .- 332.4
Cung cấp những bằng chứng thực nghiệm để chỉ ra điểm nghẽn trong việc hướng tới điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu ở Việt Nam chính là công cụ lãi suất.
39 Ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá đến lạm phát giai đoạn 2000-2019 ở Việt Nam / Nguyễn Thanh Cai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 9(546) .- Tr. 32-39 .- 332.12
Tổng quan về mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá; Diễn biến tình hình lạm phát, lãi suất giai đoạn 2000-2019 ở Việt Nam; nghiên cứu mối quan hệ tác đọng của lãi suất và tỷ giá đến lạm phát giai đoạn 2000-2019 bằng phương pháp kinh tế lượng; kết luận và khuyến nghị.
40 Ảnh hưởng của độ mở thương mại đến mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát ở Việt Nam / Quách Doanh nghiệp, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm // .- 2018 .- Số 63 (6) .- Tr. 73-87 .- 657
Nghiên cứu tìm thấy ngưỡng độ mở thương mại mà tại đó quá trình truyền dẫn tỷ giá thay đổi là khoảng 117% GDP.