CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Lạm phát
61 Tác động của tích luỹ dự trữ ngoại hối đến lạm phát: Tiếp cận bằng mô hình VAR / Phạm Thị Tuyết Trinh // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 46-68 .- 332.401
Bài viết sử dụng mô hình tự hồi quy véctơ (VAR) để đo lường tác động của tích luỹ dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại VN giai đoạn quý I/2000–quý II/2014. Kết quả đo lường bằng hàm phản ứng đẩy tổng quát hóa (Generalized Impulse Response Function) cho thấy tích luỹ dự trữ ngoại hối làm lạm phát bắt đầu tăng từ quý thứ 3 và đạt cân bằng mới từ quý thứ 7 ở mức 1,1% đơn vị. Ngược lại, phản ứng phân rã phương sai cho thấy quá trình tích luỹ dự trữ ngoại hối không phải là nguyên nhân chủ yếu của diễn biến lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả này hàm ý can thiệp trung hòa đã không đạt hiệu quả như mong muốn, làm cho việc mua vào ngoại tệ của NHNN ảnh hưởng đến cung tiền và lạm phát trong nền kinh tế.
62 Dự báo tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam năm 2015 / Nguyễn Kim Anh // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 213 tháng 3 .- Tr. 34-41 .- 658
Tăng trưởng và lạm phát là hai chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Tại Việt Nam, lạm phát trong giai đoạn 2012-2014 đã được kiểm soát ở mức thấp hợp lý so với 10 năm trước đó. Tăng trưởng đạt được mục tiêu đề ra, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Công tác dự báo lạm phát và tăng trưởng đã đóng góp quan trọng trong việc đạt được hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành. Để góp phần định hướng phát triển bền vững, ổn định nền kinh tế Việt Nam năm 2015, bài viết sử dụng mô hình VAR và VECM để đưa ra một số dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kết quả dự kiến là: tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức 6-6,2%; lạm phát dao động ở mức 4,4-5,5%.
63 Thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế / TS. Nguyễn Văn Nghiến, TS. Phạm Cảnh Huy, Hoàng Đình Minh // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 1+2 (418+419) tháng 1 .- .- 332.4
Trình bày nguyên nhân thúc đẩy áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu (LPMT), thực tiễn áp dụng LPMT tại các quốc gia trên thế giới, kinh nghiệm đối với Việt Nam khi áp dụng chính sách LPMT.
64 Hiệu quả khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu và nguyên tắc Taylor tại Việt Nam / TS. Hoàng Đình Minh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2014 .- Số 24(417) tháng 12 .- Tr. 14 -18 .- 332.456
Giới thiệu lạm phát mục tiêu (LPMT) và nguyên tắc Taylor, ứng dụng chính sách LPMT và nguyên tắc Taylor trên thế giới và thực tiễn chính sách lạm phát theo mục tiêu tại Việt Nam.
65 Đo lượng tác động của giá xăng dầu đến lạm phát của Việt Nam / Phạm Quang Tín // Phạm, Quang Tín .- 2014 .- Số 9(436) tháng 9 .- Tr. 11-18 .- 330
Nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra kết quả chính xác mức độ tác động xăn dầu đến lạm phát Việt nam, làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước có những chính sachstoots hơn trong việc quản lý xăng dầu và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.
66 Dự báo lạm phát tại Việt Nam bằng mô hình mạng thần kinh nhân tạo / Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Thị Anh Vân // Tạp chí Phát triển Kinh tế .- 2014 .- Số 286 tháng 8 .- Tr. 15-35 .- 330
Bài viết này nhằm so sánh hiệu quả dự báo của mô hình mạng thần kinh nhân tạo (Artificial Neural Network: ANN) và mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag: ARDL) trong dự báo lạm phát theo tháng tại VN. Kết quả cho thấy, mô hình ANN dự báo trong mẫu tốt hơn mô hình ARDL ở cả 3 tiêu chí R2, RMSE và MAE. Đối với dự báo ngoài mẫu, mô hình ANN dự báo tốt hơn ở 2 tiêu chí RMSE và R2. Nhìn chung, mô hình ANN dự báo lạm phát tại VN tốt hơn mô hình ARDL.
67 Sử dụng mô hình Vars cho dự báo lạm phát tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam / Trần Thanh Hoa, Bùi Thị Trang Dung // Tạp chí Ngân hàng .- 2014 .- Số 13 tháng 7/ 2014 .- Tr. 2-6 .- 332.12
: Cấu trúc của bài nghiên cứu này gồm 3 phần chính: phần 1 trình bày cấu trúc các mô hình Vars (lựa chọn biến, số liệu, và định dạng mô hình); phần 2 đánh giá khả năng dự báo của các mô hình Vars và rút ra một số nhận xét; phần 3 đưa ra kết quả dự báo cho năm 2014 và một số kết luận về hướng cải tiến các mô hình Vars.
68 Mô hình dự báo dòng tiền cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết Việt Nam / Lê Thanh Tùng // Kinh tế & phát triển .- 2014 .- Số 201 tháng 3 .- Tr. 49-55 .- 332.673
Bài viết trình bày mục tiêu kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và kết quả thu hút vốn FDI tại Việt nam trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2012 và nghiên cứu sử dụng tiêu chuaanrkieemr định Johansen và phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS)..
69 Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hậu gia nhập WTO (2006-2013) / Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Phạm Hải Đăng // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 3-13 .- 658
Nghiên cứu những biến động riêng của các nhóm hàng hóa trong giỏ tính chỉ số giá tiêu dùng, đồng thời so sánh giwuax các địa phương để xác định và phân tích nguồn gốc của sự biến động và tính ỳ của lạm phát ở Việt Nam, chủ yếu từ giai đoạn sau năm 2006 là giai đoạn bắt đầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và nền kinh tế chứng kiến nhiều biến động lớn trong nền kinh tế vĩ mô.
70 Mối quan hệ giữa lạm phát – tỷ giá: Một số khuyến nghị / TS. Đào Thanh Bình, TS. Phạm Thị Thu Hà, NCS. Hoàng Đình Minh // Tài chính .- 2014 .- Số 4(594) tháng 4 .- Tr. 20-22 .- 332.4
Phân tích chính sách tiền tệ và mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cho giai đoạn tiếp theo.