CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Toàn cầu hóa

  • Duyệt theo:
11 Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu : tác động và một số kiến nghị / Cấn Văn Lực // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 9-11 .- 336.2

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đề xuất áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (gọi tắt là thuế tối thiểu toàn cầu) với mục đích chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS). Bài viết này xem xét những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tới nền kinh tế, đầu tư toàn cầu và Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị đối với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đạt chuẩn để Việt Nam đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tuân thủ nghĩa vụ thuế quốc tế.

12 Thuế tối thiểu toàn cầu: Vấn đề đặt ra và giải pháp ứng phó / Đặng Ngọc Minh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 12-15 .- 336.2

Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do các nước G20 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng với mục tiêu phân chia quyền đánh thuế giữa các nước, thực hiện đánh giá việc phân bổ phần lợi nhuận của các doanh nghiệp và xây dựng các nguyên tắc phân bổ lợi nhuận toàn cầu; đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp hoạt động đầu tư quốc tế đều phải nộp mức thuế tối thiểu. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chủ động ban hành chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang được hưởng ưu đãi thuế tại Việt Nam nộp phần chênh lệch giữa thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.

13 Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu / Trương Bá Tuấn, Nguyễn Minh Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 16-19 .- 336.2

Việc các thành viên Diễn đàn Hợp tác chung thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (Diễn đàn IF) thông qua giải pháp 2 trụ cột, trong đó có Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu dự báo sẽ làm thay đổi đáng kể cách thức đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia ở nhiều nước trên thế giới. Ảnh hưởng của Trụ cột 2 cũng như ứng phó của các nước khi tham gia đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, cấp bách đối với Việt Nam trong việc rà soát, điều chỉnh các chính sách có liên quan, trong đó có chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc điều chỉnh chính sách một mặt đảm bảo dành được quyền thu thuế của Việt Nam khi Trụ cột 2 được các nước triển khai áp dụng, mặt khác tiếp tục duy trì được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.

14 Tác động của toàn cầu hóa kinh tế và già hóa dân số đến lượng phát thải khí CO2 ở các quốc gia có thu nhập cao / Trần Thùy Linh // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 7-9 .- 330

Bài viết đánh giá tác động của toàn cầu hóa kinh tế và già hóa dân số đến lượng phát thải khí CO2 ở các quốc gia có thu nhập cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy toàn cầu hóa kinh tế và già hóa dân số làm giảm lượng khí thải CO2 ở các nước có thu nhập cao. Ngoài ra sử dụng năng lượng góp phần cải thiện chất lượng môi trường giảm lượng khí phát thải CO2. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế là những yếu tố làm tăng lượng phát thải CO2 tại quốc gia có thu nhập cao.

15 Triển vọng thị trường tài chính toàn cầu năm 2023 / Phạm Tiến Đạt // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 106-109 .- 332.1

Năm 2022 thị trường tài chính toàn cầu ghi nhận những biến động mạnh và tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh hầu hết ngân hàng trung ương tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát.Thị trường chứng khoán toàn cầu ghi nhận xu hướng giảm trước khi phục hồi vào quý IV năm 2022. Trước diễn biến xug đột vũ trang Nga-Ukraine, chiến lược Zero Covid của Trung Quốc, xu hướng điều hành chính sách tiền tệ và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục là yếu tố quyết định tới diễn biến thị trường tài chính toàn cầu.

16 Bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế / Nguyễn Hải An, Trần Mộng Bình // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 1-12 .- 349.597

Trong bài viết này tác giả luận bàn về quyền tiếp cận công lý, thực trạng thực hiện và đưa ra một số giải pháp giúp đảm bảo tốt hơn quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

17 Toàn cầu hóa kinh tế : xu thế và thách thức mới / Bùi Văn Trịnh, Đoàn Tuấn Phong // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 28-31 .- 330

Bài viết nghiên cứu xu thế và thách thức mới đối với vấn đề toàn cầu hóa kinh tế của Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị, hàm ý đối với các nhà hoạch định chính sách.

18 Phát triển thương mại điện tử trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Diễm, Lê Tuấn Mãnh // .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 75-82. .- 381.142

Bài viết tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với thương mại điện tử trong quá trinh toàn cầu hóa, từ đó đề xuất một số khuyến nghị để phát triển xu hướng hiện nay tại Việt Nam trong thời gian tới.

19 Nỗi lo sợ toàn cầu về sự can thiệp của nước ngoài vào giáo dục Đại học / Kyle A. Long, Chief Ethridge, Carly O’Connell và Kat Hugins // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2022 .- Số 107 .- .- 378

Bài viết xác nhận mối lo quan ngại ngày càng tăng trên toàn thế giới về việc các thực thể nước ngoài đang lợi dụng các cá nhân và tổ chức giáo dục vì mục đích xấu. Tác giả nêu bật những cáo buộc hoạt động gián điệp tuyên truyền và can thiệp chiến lược vào giáo dục Đại học ở quốc gia khác nhau. Đề xuất những giải pháp chống lại ảnh hưởng quá mức của nước ngoài.

20 Toàn cầu hóa, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam / Nguyễn Thị Cẩm Vân // .- 2022 .- Số 299 .- Tr. 34-43 .- 332.1

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy để phân tích tác động của toàn cầu hoá, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, phát thải CO2 và gia tăng dân số đến tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam giai đoạn 1995-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, toàn cầu hoá và gia tăng dân số có tác động thúc đẩy tiêu thụ năng lượng tái tạo; tăng trưởng và phát thải CO2 có tác động ngược chiều đến tiêu thụ năng lượng tái tạo; phát triển tài chính không có tác động trực tiếp đến tiêu thụ năng lượng tái tạo. Trong ngắn hạn, toàn cầu hoá và gia tăng dân số làm tăng tiêu thụ năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, gia tăng phát thải CO2 và phát triển tài chính làm giảm tiêu thụ năng lượng tái tạo. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.