CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Toàn cầu hóa

  • Duyệt theo:
31 Tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam / Nguyễn Thị Cẩm Vân // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 137+138 .- Tr. 50-60 .- 658

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm định đồng tích hợp Johansen và mô hình hiệu chỉnh sai số để đánh giá tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam giai đoạn 1995-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy toàn cầu hóa có tác động thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cán cân thương mại và tỷ giá có tác động tích cực đến sự phát triển công nghiệp và dịch vụ trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy dự trữ có ảnh hưởng dương đến sự phát triển công nghiệp và dịch vụ trong dài hạn. Tuy nhiên, ảnh hưởng này không có ý nghĩa trong ngắn hạn. Dựa trên các kết quả phân tích, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

32 Hợp tác tiểu vùng Mê Công trong bối cảnh toàn cầu hóa 4.0 và hàm ý cho Việt Nam / Lê Trung Kiên // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 2 (117) .- Tr. 25 - 48 .- 327

Bổ sung nội dung nghiên cứu về tiểu vùng Mê Công thông qua đánh giá các cơ hội và thách thức tác động từ Toàn cầu 4.0 đối với hợp tác tiểu vùng Mê Công. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách về định hướng hợp tác Mê Công thời gian tới để thích ứng với Toàn cầu hóa 4.0 cũng như một số hàm ý chính sách về sự tham gia hợp tác của Việt Nam ở tiểu vùng.

33 Quan điểm của Trung Quốc về tiếp cận toàn cầu hóa dưới thời Tập Cân Bình / Lê Hải Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Tiếp cận toàn cầu, Trung Quốc, Tập Cận Bình .- Tr. 40 - 50 .- 327

Phân tích một số điểm nổi bật về nhận thức, tư tưởng, quan điểm trong cách tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc kể từ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên cầm quyền. Đồng thời, cũng làm rõ hơn cách thức triển khai quá trình tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc thời gian qua.

34 Toàn cầu hóa và một số tác động tới quan hệ Việt - Nga / Nguyễn Quang Thuấn // .- 2019 .- Số 7 (226) .- Tr. 3 - 14 .- 327

Tập trung phân tích những đặc điển, nội dung và xu thế mới của toàn cầu hóa, nhận diện những tác động của toàn cầu hóa tới quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga hiện nay.

35 Toàn cầu hóa và các xu hướng phát triển của pháp luật / Võ Khánh Vinh // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 7 (351) .- Tr. 25-37 .- 340

Đặt ra và tìm hiểu dưới dạng khái quát nhất những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu các xu hướng phát triển của pháp luật.

36 Liên kết phát triển kinh tế vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa / Trần Đức Hiệ // .- 2017 .- Số 495 tháng 6 .- Tr. 20-22 .- 330.124

Toàn cầu hóa và các phương tiện giao thông hiện đại đã làm cho các hàng hóa được sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn cầu thì lại được tiêu thụ ở các địa phương. Chính vì vậy, liên kết kinh tế vùng cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Bài viết đề cập về xu hướng liên kết kinh tế vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa như một phản đề hay thúc đẩy quá trình này.

37 Những khía cạnh pháp lý của quá trình toàn cầu hóa và liên kết khu vực / Vũ Thanh Hà // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 4 (98) .- Tr. 65 - 71 .- 340

Nêu nội hàm chủ yếu của khái niệm toàn cầu hóa; Những nội dung cơ bản của khu vực hóa; Xu hướng phát triển của pháp luật quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết khu vực.

38 Quốc tế hóa doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam, hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa / TS. Nguyễn Thị Chính // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 469 tháng 5 .- Tr.30-33 .- 338.91

Trình bày xu hướng toàn cầu hóa thị trường bảo hiểm Việt Nam và nhu cầu quốc tế hóa; Lợi ích của quốc tế hóa doanh nghiệp bảo hiểm trong bối cảnh toàn cầu hóa ở VN; Thực trạng quốc tế hóa doanh nghiệp bảo hiểm ở VN trong bối cảnh toàn cầu - một số ví dụ và gợi ý.