CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Toàn cầu hóa
21 Toàn cầu hóa kinh tế : xu thế và thách thức mới / Bùi Văn Trịnh, Đoàn Tuấn Phong // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 28-31 .- 330
Bài viết nghiên cứu xu thế và thách thức mới đối với vấn đề toàn cầu hóa kinh tế của Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị, hàm ý đối với các nhà hoạch định chính sách.
22 Phát triển thương mại điện tử trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Diễm, Lê Tuấn Mãnh // .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 75-82. .- 381.142
Bài viết tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với thương mại điện tử trong quá trinh toàn cầu hóa, từ đó đề xuất một số khuyến nghị để phát triển xu hướng hiện nay tại Việt Nam trong thời gian tới.
23 Nỗi lo sợ toàn cầu về sự can thiệp của nước ngoài vào giáo dục Đại học / Kyle A. Long, Chief Ethridge, Carly O’Connell và Kat Hugins // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2022 .- Số 107 .- .- 378
Bài viết xác nhận mối lo quan ngại ngày càng tăng trên toàn thế giới về việc các thực thể nước ngoài đang lợi dụng các cá nhân và tổ chức giáo dục vì mục đích xấu. Tác giả nêu bật những cáo buộc hoạt động gián điệp tuyên truyền và can thiệp chiến lược vào giáo dục Đại học ở quốc gia khác nhau. Đề xuất những giải pháp chống lại ảnh hưởng quá mức của nước ngoài.
24 Toàn cầu hóa, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam / Nguyễn Thị Cẩm Vân // .- 2022 .- Số 299 .- Tr. 34-43 .- 332.1
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy để phân tích tác động của toàn cầu hoá, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, phát thải CO2 và gia tăng dân số đến tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam giai đoạn 1995-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, toàn cầu hoá và gia tăng dân số có tác động thúc đẩy tiêu thụ năng lượng tái tạo; tăng trưởng và phát thải CO2 có tác động ngược chiều đến tiêu thụ năng lượng tái tạo; phát triển tài chính không có tác động trực tiếp đến tiêu thụ năng lượng tái tạo. Trong ngắn hạn, toàn cầu hoá và gia tăng dân số làm tăng tiêu thụ năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, gia tăng phát thải CO2 và phát triển tài chính làm giảm tiêu thụ năng lượng tái tạo. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.
25 Xu hướng phát triển thương mại điện tử toàn cầu và triển vọng / Nguyễn Thị Hồng Nhung // .- 2022 .- Số 1, tập A1 .- Tr. 48-57 .- 381.142
Đánh giá thực trạng phát triển của thương mại điện tử toàn cầu, chỉ ra một số xu hướng chủ yếu của nó trong thập kỷ gần đây và phân tích tác động của Đại dịch Covid-19 đến thương mại điện tử. Bài viết đưa ra một số nhận xét và dự báo triển vọng của thương mại điện tử toàn cầu trong thòi gian tới.
26 Toàn cầu hoá tài chính, toàn cầu hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Thị Cẩm Vân // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 297 .- Tr. 2-12 .- 332.1
Nghiên cứu này sử dụng các kỹ thuật ước lượng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để đánh giá tác động của toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hoá thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1998-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, toàn cầu hóa tài chính, toàn cầu hoá thương mại và các biến số vĩ mô khác như vốn, lao động và sự phát triển xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn và dài hạn, toàn cầu hóa thương mại có tác động thúc đẩy tăng trưởng, nhưng toàn cầu hóa tài chính không có tác động trực tiếp đến tăng trưởng trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự gia tăng tuổi thọ trung bình mặc dù có tác động tích cực đến tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Dựa trên các kết quả phân tích, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
27 Đẩy mạnh hợp tác đa phương trong ASEAN / Trần Đức Thuận // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 48-51 .- 658
Hợp tác và đối ngoại đa phương đang là xu thế nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện nay và đóng vai trò quan trọng trong đới sống chính trị - kinh tế - đối ngoại của thế giới. Hơn 25 năm gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung, tạo nền tảng để thành lập Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội.
28 Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động nghiên cứu toàn cầu / Xin Xu // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 23-26 .- 370
Hợp tác và cạnh traanh thế giới vẫn diễn ra trong đại dịch. Cộng đồng nghiên cứu toàn cầu đang thể hiện sự cởi mở, sự kiên cường và tính nhân văn. Tình trạng hạn chế dịch chuyển đang làm tăng thêm những thách thức vừa tạo thêm cơ hội thay đổi với các nhà nghiên cứu. Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, những vấn đề đạo đức và tác động đến nghiên cứu. Suy ngẫm về những thay đổi đang diễn ra giúp chúng ta hình dung xây dựng tương lai nghiên cứu toàn cầu.
29 Hòa nhập toàn cầu và phù hợp địa phương : xem xét lại giáo dục Đại học / Janet Llieva, Vangelis Tsiligiris // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 15-17 .- 378
Bài báo này đề cập những áp lực hiện tại đối với việc cung cấp giáo dục Đại học và gợi ý những vấn đề dài hạn mà các trường Đại học và các nhà hoạch định chính sách nên xem xét. Bài báo kêu gọi tái nhận thức về giáo dục Đại học quốc tế, đưa tinh thần công dân toàn cầu thành cốt lõi. Cung cấp giáo dục theo cách như vậy nhằm mục đích gắn kết địa phương, phù hợp với toàn cầu và kỳ vọng của đội ngũ sinh viên đa dạng.
30 Đào tạo tiến sĩ : viễn cảnh toàn cầu / Victor Rudakov, Maria Yudkevich // .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 29-32 .- 370
Không có mô hình đào tạo tiến sĩ nào được coi là tiêu chuẩn. Bức tranh đào tạo tiến sĩ trên toàn thế giới khá đa dạng và tính linh hoạt cũng như số lượng những biến thể ngày càng tăng thêm. Tuy nhiên đào tạo tiến sĩ đã trở thành một thị trường toàn cầu thu hút các luồng sinh viên quốc tế, giảng viên và sinh viên tốt nghiệp khiến hình thành nhu cầu thống nhất các tiêu chí và chuẩn mực.