CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính

  • Duyệt theo:
131 Các mô hình giám sát tài chính trên thế giới và liên hệ với Việt Nam / Phạm Minh Tuấn, Hồ Văn Trị // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 79-81 .- 332.1

Giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo môi trường phát triển an toàn, thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài chính nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, không có mô hình tối ưu vì sự phù hợp trong lựa chọn mô hình của từng nước phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, thể chế chính trị và đặc trưng của nền kinh tế nước đó. Dù áp dụng mô hình giám sát tài chính nào, các nước cũng đều cần xem xét đảm bảo đạt được ba mục tiêu với nguồn lực hiện có và chi phí tối ưu, đó là: (i) Đảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của toàn bộ thị trường tài chính và nền kinh tế; (ii) Đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của các thể chế tài chính; (iii) Đàm bảo đạo đức kinh doanh thị trường tài chính và bảo vệ người tham gia thị trường.

132 Giải pháp tài chính nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp / Trần Đại Nghiệp // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 147-149 .- 332.1

Trước xu hướng hội nhập sâu rộng, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian trở thành nước công nghiệp hoá so với các nước đi trước nếu gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học - công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Nền tảng và động lực của quá trình này là phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục, khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Giải pháp tài chính là một trong những vấn đề cần quan tâm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp.

133 Ứng dụng công nghệ tài chính tại Trung Quốc, châu Âu và tiềm năng phát triển ở Việt Nam / Hạ Thị Hải Ly // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 113-115 .- 332.1

Đánh giá thực trạng ứng dụng Fintech tại Trung Quốc, châu Âu, từ đó phân tích tiềm năng phát triển loại hình này tại Việt Nam.

134 Quốc tế hóa đồng tiền và sự hình thành trung tâm tài chính tiền tệ khu vực / Nguyễn Đại Lai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 8 (569) .- Tr. 42-46 .- 332.4

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chỉ khi có mức độ phát triển cao của thị trường tài chính cùng với sức mua cao và ổn định của đồng tiền quốc gia mới là những nhan tố đóng vai trò thiết yếu để thúc đẩy đồng của quốc gia đó trở thành đồng tiền quốc tế.

135 Mô hình phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính của Singapore / Đặng Thành // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 10 (571) .- Tr. 42-45,48 .- 332.1

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã đem đến những thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, công nghệ chủ chốt của CMCN4.0 như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối, dữ liệu lớn ... Đã giúp cải thiện mạnh mẽ năng suất, hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề đặc biệt đối với các ngành bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ như tài chính, ngân hàng. Mô hình phát triển Fintech Hub tại Singapore đã thể hiện được sự quan tâm của Chính phủ Singapore và vai trò của các cơ quan quản lý có liên quan trong việc tạo điều kiện cho các ý tưởng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhanh chóng được thử nghiệm và đưa vào cuộc sống.

136 Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính cá nhân tại Việt Nam / Nguyễn Thị Ái Linh, Lê Thị Thùy Dung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 114-116 .- 332.1

Trình bày cơ sở lý luận về tài chính cá nhân; thực trạng hoạt động dịch vụ tài chính cá nhân tại Việt Nam; giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính cá nhân tại Việt Nam.

137 Nghiên cứu thực trạng chuẩn bị tài chính cho tuổi già của người dân tại Hà Nội / Trịnh Thị Phan Lan, Vũ Thị Ngọc Hà // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 10 (571) .- Tr. 29-36 .- 658

Tập hợp kết quả nghiên cứu khảo sát và phỏng vấn chuyen sâu chọn lọc nhằm tìm hiểu thực trạng việc chuẩn bị tài chính cho tuổi già của một bộ phận người dân tại Hà Nội, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị.

138 Khoa học dữ liệu và những ứng dụng trong ngành tài chính / Nguyễn Phan Tình // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.46 - 48 .- 332

Tài chính là lĩnh vực rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như của thế giới. Quản lý tài chính trước đây đòi hỏi nhiều nỗ lực, thời gian và hơn thế nữa. Giờ đây, với việc áp dụng khoa học dữ liệu vào phát hiện gian lận hay phân tích rủi ro đế giao dịch theo thuật toán, người ta có thể nhanh chóng phân tích tài chính và đưa ra quyết định tốt hơn để quản lý tài chính. Khoa học dữ liệu thực sự đang thay đổi cách thức hoạt động của ngành tài chính. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về các cách mà khoa học dữ liệu đang sử dụng trong ngành tài chính.

139 Bảo vệ người tiêu dùng tài chính : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / PGS.TS. Kiều Hữu Thiện, TS. Nguyễn Thanh Nhàn, TS. Vũ Hải Yến // .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 42-49 .- 332.024

Nhóm tác giả tập trung tìm hiểu về kinh nghiệm thiết lập khung pháp lý cũng như chiến lược phổ cập tài chính tại Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam

140 Tài chính toàn diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số quốc gia trên thế giới / Nguyễn Thị Huyền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.66 - 68 .- 332

Khuyến khích sự năng động của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) được coi là vấn đề ưu tiên trong số các mục tiêu của phát triển kinh tế, bởi vì SMEs là một trong những chủ thể kinh tế tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP của quốc gia. Tuy nhiên sự thiếu khả năng tiếp cận tài chính cũng như tài chính toàn diện của các SMEs tại Việt Nam đang là một trong những trở ngại chính cho việc tăng trưởng của bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia. Bài viết tìm hiểu, phân tích vai trò của tài chính toàn diện của SMEs, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh tài chính toàn diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.