CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính
1 Hạn chế tài chính và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Vai trò của cấu trúc sở hữu tổ chức / Hồ Thị Hải Ly, Nguyễn Ngọc Anh // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 56-59 .- 332.1
Kết quả nghiên cứu này được kiểm tra tính vững với việc sử dụng các đo lường khác của hạn chế tài chính cũng như giải quyết vấn đề nội sinh tiềm ẩn. Ngoài ra, mối quan hệ nghịch chiều này cũng bị suy giảm đi ở các doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu tổ chức cao. Kết quả nghiên cứu hàm ý một số chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động CSR từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp châu Á thông qua phát triển tài chính.
2 Khả năng phục hồi tài chính đối với cú sốc và thảm họa khí hậu / Nguyễn Minh Sáng // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 43 – 47 .- 332
Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến thiệt hại kinh tế ngày càng tăng. Bài viết phân tích các chiến lược then chốt để xây dựng khả năng phục hồi tài chính ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và toàn cầu. Ở cấp độ cá nhân và hộ gia đình, các khuyến nghị bao gồm thiết lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm đầy đủ và đầu tư vào tài sản chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Các chính quyền địa phương nên đa dạng hóa nền kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng thực hành thông minh với khí hậu. Ở cấp độ quốc gia và quốc tế, các quỹ cứu trợ, chương trình bảo hiểm và cơ chế tín dụng điều kiện là rất cần thiết để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng. Xây dựng khả năng phục hồi tài chính có thể giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu.
3 Xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp trên cơ sở nguồn lực tài chính / Hoàng Thị Ngọc Nghiêm // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 116-119 .- 332
Xây dựng danh tiếng nhằm mục đích tạo vị trí, chỗ đứng vững chắc trên thương trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong thời đại số hiện nay là yêu cầu tất yếu, cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bài viết tập trung nghiên cứu về danh tiếng của doanh nghiệp, vai trò của nguồn lực tài chính tạo nên danh tiếng cho doanh nghiệp, cơ sở xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.
4 Ảnh hưởng của tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên phương sai lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE / Lê Phương Lan, Trần Thị Thùy Linh // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 144-148 .- 332
Bài viết phân tích mối liên hệ trực tiếp về mặt lý thuyết giữa phương sai lợi nhuận chứng khoán (σE) và Đòn bẩy tài chính (L), trong đó xem xét cả giá trị sổ sách và giá trị thị trường của nợ dài hạn và ngắn hạn. Sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính quý đã kiểm toán của 30 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2019 do nền tảng Fiinpro cung cấp, mô hình hồi quy dữ liệu bảng OLS kiểm tra biến động của tỷ suất sinh lời chứng khoán do tác động của đòn bẩy tài chính của công ty. Bằng cách phân tích mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và sự biến động của lợi nhuận cổ phiếu và dựa trên kết quả mô hình, nhóm tác giả đưa ra những kết luận và khuyến nghị đối với các công ty và nhà đầu tư.
5 Xu hướng phát triển tài chính phi tập trung / Nguyễn Thị Thanh Hà // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 81-83 .- 332
Sự phát triển của công nghệ blockchain đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động tài chính toàn cầu. Từ những ý tưởng ban đầu tạo ra sổ cái phi tập trung và được nắm giữ giữa các cá nhân để đảm bảo tính minh bạch của thông tin đến sự lớn mạnh của mạng lưới blockchain 2.0, 3.0, 4.0 đã tạo ra vô số ứng dụng cần thiết cho cuộc sống. Một trong số đó là các ứng dụng dành cho tài chính hiện đại trong thời đại 4.0. Blockchain giờ đây không chỉ phục vụ việc chuyển tiền mà như một bộ phận thu nhỏ của ngân hàng thương mại. Đây là bước tiến quan trọng trong hình thành ngân hàng phi tập trung, không phụ thuộc vào tổ chức nào. Bài viết làm rõ mạng lưới blockchain, cách thức hoạt động của tài chính phi tập trung, những lợi ích, tồn tại và xu hướng phát triển, nguy cơ thay thế ngân hàng truyền thống.
6 Ảnh hưởng của kiến thức tài chính đối với hành vi tài chính của thế hệ gen Z / Lê Ngọc Lưu Quang, Lê Hoàng Anh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 198-201 .- 332
Nghiên cứu này kiểm tra mối quan hệ giữa kiến thức tài chính và thái độ tài chính cũng như tác động của các biến này đến hành vi tài chính của thế hệ Gen Z trên địa bàn TP. Huế. Dữ liệu được thu thập từ mẫu gồm 150 đối tượng thông qua phương pháp khảo sát. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản và phân tích hồi quy bội. Nghiên cứu này làm phong phú thêm tài liệu bằng cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tài chính và đưa ra gợi ý để các đối tượng liên quan trong việc phát triển kiến thức tài chính tốt và hành vi tài chính của thế hệ Gen Z.
7 Xu hướng sử dụng nợ chính thống ở nhóm sinh viên thế hệ Z / Nguyễn Hoàng Ngọc, Lê Hương Thảo, Mai Xuân Phong, Phạm Mai Trang, Hoàng Thị Thảo Nguyên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 202-205 .- 332
Hiện nay, lĩnh vực tài chính đang phát triển nhanh chóng, việc tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng trẻ đối với việc sử dụng nợ chính thống là rất quan trọng, đặc biệt là sinh viên đại học thế hệ Z. Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu cách sử dụng nợ chính thống của sinh viên đại học thế hệ Z tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào tác động của độ nhạy cảm với nợ. Dữ liệu được thu thập từ mẫu gồm 406 câu trả lời hợp lệ cho thấy, những sinh viên có mức độ nhạy cảm với nợ cao và kiến thức tài chính phong phú lại có xu hướng tránh vay nợ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị dành cho cả sinh viên đại học thế hệ Z và các tổ chức tài chính để thích ứng với sự phát triển của lĩnh vực tài chính.
8 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau / Cao Việt Hiếu, Nguyễn Tú Như // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 223-226 .- 332.024
Thời gian qua, công tác quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh Cà Mau đã từng bước đổi mới, hoàn thiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc quản lý ngân sách tại địa phương này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách trên địa bàn Tỉnh trong tình hình mới.
9 Kiến thức tài chính và những tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của sinh viên / Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Tú Linh, Nguyễn Thị Ngọc Lan // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 225-229 .- 332.632
Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của kiến thức tài chính tới quyết định đầu tư chứng khoán của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lĩnh vực tài chính ở bậc đại học. Kết quả nghiên cứu sử dụng phương pháp nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, các nhân tố kiến thức chuyên ngành, thái độ tài chính, mức chấp nhận rủi ro, thông tin kinh tế - xã hội có tác động thuận chiều tới ý định sử dụng của khách hàng, trong khi đó các nhân tố kiến thức cơ sở và tâm lý đầu tư không có ý nghĩa thống kê.
10 Hoàn thiện bộ pháp điển trong lĩnh vực tài chính / Đặng Trung Kiên, Nguyễn Thị Quỳnh Chi // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 65 - 68 .- 332
Thời gian qua, việc xây dựng Bộ pháp điển trong lĩnh vực tài chính đã đạt nhiều kết quả tích cực trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của hệ thống pháp luật, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật tài chính nói riêng. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền đã đặt ra nhiều yêu cầu cho hệ thống pháp luật tài chính, đòi hỏi việc xây dựng bộ pháp điển trong lĩnh vực tài chính cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng trong thời gian tới.