CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính

  • Duyệt theo:
111 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính / Ngô Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Thùy Dương, Lưu Ánh Nguyệt // .- 2022 .- Số 773 .- Tr. 9-12 .- 658

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đang tác động sâu sắc tới thị trường lao động, với sự thay đổi cấu trúc số lượng công việc, gia tăng yêu cầu và kỹ năng liên quan tới công nghệ tài chính. Những thay đổi này làm gia tăng khoảng cách cung - cầu lao động nếu không có những ứng phó kịp thời. Để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chương trình hỗ trợ tài chính và gia tăng khả năng tiếp cận các khóa học, đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tại Việt Nam, một số giải pháp đã được thực hiện nhưng cần các sáng kiến và biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn.

112 Toàn cầu hoá tài chính, toàn cầu hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Thị Cẩm Vân // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 297 .- Tr. 2-12 .- 332.1

Nghiên cứu này sử dụng các kỹ thuật ước lượng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để đánh giá tác động của toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hoá thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1998-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, toàn cầu hóa tài chính, toàn cầu hoá thương mại và các biến số vĩ mô khác như vốn, lao động và sự phát triển xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn và dài hạn, toàn cầu hóa thương mại có tác động thúc đẩy tăng trưởng, nhưng toàn cầu hóa tài chính không có tác động trực tiếp đến tăng trưởng trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự gia tăng tuổi thọ trung bình mặc dù có tác động tích cực đến tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Dựa trên các kết quả phân tích, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.

113 Giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tài chính trong trạng thái "bình thường mới" / Hoàng Lệ Dung // Ngân hàng .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 39-42 .- 332.1

Bài viết đánh giá hệ quả của đại dịch Covid-19 gây khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện nay.

114 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính / Phạm Quang Huy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 28-30 .- 340

Ngày 16/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập. Nghị định này góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực tài chính cũng như tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật tài chính nói chung.

115 Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng tài chính ở Việt Nam / Tôn Thu Hiền, Đinh Thị Thanh Vân // .- 2021 .- Số 765 .- Tr, 16-19 .- 332.1

Bảo vệ người tiêu dùng tài chính có thể là bất kỳ hoạt động, hành động hoặc tập hợp các quy tắc nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro của thị trường tài chính và những tổn thất tiềm ẩn đối với người tiêu dùng liên quan đến việc mua và sử dụng bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính, hoặc đối với mối quan hệ giữa khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Bảo vệ người tiêu dùng tài chính có ý nghĩa không chỉ với cá nhân người tiêu dùng mà còn có vai trò quan trọng với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Bài viết đánh giá thực trạng bảo vệ người tiêu dùng tài chính ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng tài chính ở Việt Nam trong thời gian tới.

116 Tác động của nợ hộ gia đình đến ổn định tài chính vĩ mô / Đỗ Thị Hà Thương, Phan Minh Anh, Nguyễn Huy Toàn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 21 .- Tr. 2-9 .- 332.1

Bài viết nghiên cứu tác động của vay nợ hộ gia đình trong hệ thống tổ chức tín dụng đến ổn định vĩ mô và ổn định hệ thống tài chính. Sử dụng dữ liệu quý trong giai đoạn 2011-2020, kết quả nghiên cứu cho thấy: 1. qua mô hình véc-tơ tự hồi quy (VAR) và hàm phảm ứng, tăng trưởng tín dụng của hộ gia đình dẫn đến tăng trưởng GDP thực trong khoảng 01 năm; 2. Qua mô hình tự hiệu chỉnh sai số (VECM), tín dụng hộ gia đình có quan hệ ngược chiều đối với độ lệch TD/GDP trong dài hạn, tác động lên tăng trưởng GDP thực trong dài hạn không rõ rệt. Bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách để kiểm soát vay nợ của cá nhân/ hộ gia đình nhằm duy trì an toàn, lành mạnh của hệ thống TCTD.

117 Chính sách phát triển ô tô điện hướng tới nền kinh tế xanh / Hồ Ngọc Tú, Phạm Quỳnh Lan // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 18-21 .- 658

Để đạt được thành công trong phát triển thị trường ô tô điện nội địa, nhiều nước trên thế giới đã ban hành các chính sách hỗ trợ như ưu đãi thuế, lệ phí trước bạ, mua sắm công, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ tài chính trực tiếp và các chính sách khác. Châu Âu và Trung Quốc hiện là hai thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới, chiếm lần lượt 42% và 41% tổng doanh số xe ô tô điện toàn cầu. Để khuyến khích phát triển ô tô điện tại Việt Nam, việc tìm hiểu kinh nghiệm triển khai các chính sách ưu đãi phát triển ô tô điện của các nước trong đó có kinh nghiệm của châu Âu và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng.

118 Nhân tố tác động đến sự suy yếu tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trần Thị Phương Thanh // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 64-70 .- 658

Bài viết phân tích tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng và điều kiện kinh tế vĩ mô đến sự suy yếu tài chính khu vực ngân hàng thông qua chỉ số đo lường rủi ro vỡ nợ ngân hàng Z-score từ dữ liệu khảo sát của 19 ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 với phương pháp ước lượng GMM sai phân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố quy mô ngân hàng (SIZE) và lạm phát (INF) có tác động tiêu cực, làm tăng sự suy yếu trong khi yếu tố rủi ro (LIQ) và chất lượng quy định (REQ) lại có ảnh hưởng tích cực, làm giảm tính dễ suy yếu và tổn thương của ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm giảm khả năng suy yếu tài chính, góp phần thúc đẩy ổn định tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

119 Kết quả thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030 / Nguyễn Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 758 .- Tr. 41-46 .- 332.1

Chiến lược tài chính đến năm 2020 đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần hoàn thiện thể chế tài chính – ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường tiềm lực tài chính nhà nước và đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia... Bên cạnh các kết quả đạt được, cũng có một số hạn chế đòi hỏi Chiến lược tài chính giai đoạn 2021-2030 phải có những đột phá và đổi mới để tiếp tục phát huy vai trò của tài chính trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

120 Đánh giá tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức của chủ hộ gia đình Việt Nam / Lê Hoàng Đức // Phát triển & Hội nhập .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 12-18 .- 332.12

Bài viết sử dụng mô hình hồi quay Probit dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình để đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính thông qua việc các yếu tố đặc tính cá nhân của chủ hộ. Kết quả cho thấy độ tuổi sử dụng tín dụng chính thức và mối quan hệ này la phi tuyến, đồng thời giới tính ảnh hưởng đến việc sử dụng tài khaorn chính thức và phụ nữa có khuynh hướng sử dụng kênh tín dụng chính thức nhiều hơn.