CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính

  • Duyệt theo:
151 Công nghệ tài chính: Cơ hội và thách thức phát triển ngân hàng số / Đặng Hà Giang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.24 - 26 .- 332.04

Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) diễn ra hết sức mạnh mẽ đã và đang mạng lại rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động phát triến dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ ngân hàng số nói riêng của các ngân hàng thương mại. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng chuyển động Fintech tại Việt Nam hiện nay và đưa ra khuyết nghị đối với việc phát triển ngân hàng số.

152 Hoạt động “tham vấn” và “thỉnh nguyện” về kinh tế, tài chính của Viện Dân biểu Trung kỳ trong những năm 1930-1945 / Nguyễn Văn Phượng // .- 2020 .- Số 04(Volume 14) .- Trang 92-102 .- 658

Tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể hoạt động “tham vấn” và “thỉnh nguyện” về kinh tế, tài chính của Viện Dân biểu Trung Kỳ qua các nhiệm kỳ từ năm 1930 đến năm 1945.

153 Trình độ dân trí tài chính với hành vi tiết kiệm của phụ nữ Việt Nam / Nguyễn Tường Vân // Ngân hàng .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 2-9 .- 332.1

Khảo sát 693 cá nhân từ nhiều vũng khác nhau ở Việt Nam và cho thấy, dân trí tài chính có ảnh hưởng tới hành vi tiết kiệm, đặc biệt là đối tượng phụ nữ tại Việt Nam; từ đó đưa ra một số hàm ý cho các nhà chinh sách quan tâm hơn nữa tới phụ nữ, để góp phần đẩy mạnh cải thiện trình độ dân trí tài chính, từ đó, cải thiện hnhf vi tiết kiệm thông qua giáo dục tài chính với phụ nữ tại VN.

155 Tự chủ tài chính giáo dục đại học ở các nước trong khu vực và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thu Hương Hương, Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thanh Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.165 - 168 .- 332

Tự chủ tài chính giáo dục đại học là một "nấc thang" tất yếu trong quản trị đại học tại các nước phát triển. Vấn đề này nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ đầu chuyển giao sang tự chủ đại học tại các quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, việc đẩy mạnh tự chủ đại học cần thực hiện song hành cùng với các nỗ lực cải cách về vấn đề tài chính cho giáo dục đại học.

156 Tăng cường khả năng cân đối thu chi trong quản lý tài chính tự chủ tại các trường cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn / Hoàng Thị Thu Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 97-99 .- 658

Theo thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định về điều lệ Trường Cao đẳng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước với các trường Cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.

157 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên / Trần Thị Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 104-105 .- 658

Thái Nguyên được coi là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam với công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO). Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, TISCO đã khẳng định được vai trò và đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, tạo việc làm cho trên 4.500 lao động, với mức lương bình quân đạt trên dưới 7 triệu đồng/lao động/tháng. Bài viết phân tích tài chính của TISCO trong 3 năm gần đây, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện tình hình của công ty trong thời gian tới.

158 Tầm quan trọng của tiết kiệm tài chính khi còn trẻ / Nguyễn Lê Hà Thanh Na, Nguyễn Minh Hiền // Tài chính .- 2020 .- Số 728 .- Tr. 106 - 109 .- 658

Bài viết tập trung vào nội dung hạch toán về 6 lọ tài chính của T.Harv Eker, từ đó phân tích 2 mặt đối lập trong ứng xử tài chính là tiết kiệm, tiêu dung để thấy được ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tài chính và tiết kiệm ngay khi còn trẻ.

159 Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính thông qua chứng khoán hoá các tài sản bất động sản / Nguyễn Thị Hương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr. 36 - 39 .- 332

Chứng khoán hoá các tài sản nợ bất động sản giúp lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển hoàn thiện các loại thị trường có liên quan và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Hoạt động này được áp dụng hiệu quả tại nhiều nước khi thực hiện chứng khoán hoá các tài sản bất động sản, nhờ đó giúp các doanh nghiệp và Chính phủ vượt qua khủng hoảng cũng như đạt được những thành tựu kinh tế. Bài viết nghiên cứu bản chất của chững khoán hoá tại một số nước, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động nguồn lực tài chính thông qua chứng khoán hoá các tài sản bất động sản.

160 Ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài chính trong triển khai chuyển đổi tài chính số / Đặng Đức Mai, Hoàng Xuân Nam và các cộng sự // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.68 – 72 .- 332

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực tài chính được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội phát triển từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như: Nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng, giảm chi phí, hỗ trợ các hoạt động công; thay đổi cách thức điều hành chính sách tài chính - ngân hàng thuận lợi hơn ... Tuy nhiên, đi cùng cơ hội cũng đặt ra nhiều thách thức cần phải vượt qua như: Việc gia tăng của các hệ thống kinh doanh số sẽ tạo thêm nhiều đối tượng quản lý tài chính mới, vấn đề lao động việc làm trong kỷ nguyên số ... Để vượt qua những thách thức này, bài viết đề xuất một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài chính trong triển khai chuyển đổi tài chính số đến năm 2030.