CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt
121 Phân lập trường nghĩa lửa trong tiếng Việt / Nguyễn Văn Thao // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 12 .- Tr. 47 - 60 .- 495.922
Phân lập trường nghĩa lửa trong tiếng Việt ra thành các tiều trường, các tiểu trường bậc 2 và các nhóm từ ngữ. từ đó, so sánh và lý giải về tần số xuất hiện khác nhau của chúng.
122 Thử khảo sát các động từ tri giác bằng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh / PGS. Hữu Đạt, TS. Nguyễn Thanh Hương // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 12 .- Tr. 10 – 20 .- 495.922
Miêu tả và khảo sát bản chất của các động từ chỉ hoạt động của thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh.
123 Vai trò của biểu thức tình thái trong chuyển dịch phát ngôn mang hàm ý phủ định từ tiếng Anh sang tiếng Việt / ThS. Trịnh Thị Thơm // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 12 .- Tr. 61 – 70 .- 495.922
Nêu tình thái và vấn đề tương đương trong dịch thuật, vai trò của biểu thức tình thái trong chuyển dịch phát ngôn mang hàm ý phủ định từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
124 Áp dụng xác suất thống kê và quá trình máy tự học cho bài toán phân tách từ văn bản tiếng Việt / Lê Trung Hiếu, Lê Anh Vũ, Lê Trung Kiên // Khoa học & công nghệ Đại học Duy Tân .- 2013 .- Số 1 (6)/2013 .- Tr. 32-38. .- 004
Trình bày hai vấn đề chính: Sử dụng mô hình xác suất nhận dạng và phân tách từ tiếng Việt; Áp dụng quá trình máy tự học xây dựng mô hình xác suất tối ưu. Với mỗi mô hình xác suất, từ mới được nhận dạng, các tiếng thuộc từ mới được nối tạo thành tiếng mới trong mô hình xác suất mới. Quá trình nối chuỗi các tiếng tạo thành tiếng mới làm giảm sự nhập nhằng giữa tiếng và từ trong tiếng Việt, tăng độ chính xác cho các hàm thống kê, tăng hiệu quả cho quá trình nhận dạng từ mới. Vì vậy, mô hình xác suất sẽ hội tụ về mô hình tối ưu. Quá trình thực nghiệm với 250.034 bài báo online, gồm hơn 15.000.000 câu tiếng Việt. Độ chính xác của thuật toán phân tách từ đạt trên 90%. Từ điển được xây dựng gồm hơn 100.000 từ và cụm từ tiếng Việt.
125 Cấu trúc tham số của tính từ tiếng Việt / TS. Lê Kính Thắng, Phạm Hồng Hải // Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 95-100. .- 400
Nghiên cứu vấn đề xác định và miêu tả cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt. Giống như động từ, tính từ trong tiếng Việt có thể là hạt nhân của cấu trúc tham tố. Phần lớn tính từ trong tiếng Việt là vị từ đơn trị, một số tính từ là vị từ song trị.
126 Cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt / TS. Lê Kính Thắng, Phạm Hồng Hải // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 95-100. .- 400
Giới thiệu chung về cấu trúc tham tố, cấu trúc tham tố tính từ và nghiên cứu vấn đề xác định và miêu tả cấu trúc tham số của tính từ tiếng Việt. Giống như động từ, tính từ trong tiếng Việt có thể là hạt nhân của cấu trúc tham tố. Phần lớn tính từ trong tiếng Việt là vị từ đơn vị, một số tính từ là vị từ song trị.
127 Một số vấn đề nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay (Kì I) / GS. TS. Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ .- 2010 .- Số 12/2010 .- Tr. 1-9. .- 400
Định nghĩa thuật ngữ, những yêu cầu hay tiêu chuẩn của thuật ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ, phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài, có chấp nhận hay không một số ít chữ cái ngoại lai khi phiên thuật ngữ để cho thuật ngữ phiên gần diện mạo quốc tế mà không quá xa lạ tiếng Việt.
128 Vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy tiếng Việt / La Văn Thanh // Ngôn ngữ & đời sống, Số 11 (181)/2010 .- 2010 .- Tr. 5-11 .- 400
Bài viết này, sẽ từ góc độ người Trung Quốc với tiếng Hán là bản ngữ, tiếng Việt là ngoại ngữ thông qua so sánh ngữ nghĩa và cách dùng tổ hợp song tiết Hán Việt với từ Hán hiện đại tương ứng để đưa ra những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy từ Hán Việt nói chung, tổ hợp song tiết Hán Việt nói riêng cho sinh viên Trung Quốc.
129 Định tố tính từ tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc / TS. Nguyễn Thị Nhung // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr. 12-16 .- 400
Trình bày một số vấn đề về phương diện cấu trúc của định tố tính từ, đó là các vấn đề vị trí, số lượng, cấu tạo, các dạng biểu hiện của đinh tố tính từ trong danh ngữ tiếng Việt.
130 Vài suy nghĩ về việc ứng dụng phương pháp giao tiếp vào giờ dạy tiếng Việt / TS. Nguyễn Thiện Nam // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr. 39-41 .- 400
Thảo luận về hoạt động tổ chức giao tiếp trên lớp học, những điều cần chú ý trong lớp học theo phương pháp giao tiếp ở giai đoạn cơ sở: bù đắp thông tin và giao tiếp thực, vai trò của giáo viên và sinh viên, thời gian nói của sinh viên, lớp nhiều sinh viên và một sinh viên, việc xử lí lỗi, ngôn ngữ được dùng trong lớp học, tiếp thu những ưu điểm của những loại bài tập "cổ điển".