CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trí tuệ nhân tạo
61 Xác định tư cách pháp lý của trí tuệ nhân tạo / Nguyễn Đào Phương Thúy, Phan Thị Hồng Đào // .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 81 – 91 .- 340
Trí tuệ nhân tạo là một trong những thành tựu khpa học kỹ thuật hiện đại mang tính biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và phát huy hiệu quả sản xuất vượt trội. TUy nhiên bên cạnh những lợi ích thì công nghệ này cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý. Bài viết sẽ phân tích các khía cạnh xác định tư cách pháp lý và giải quyết câu hỏi nên hay không xác định tư cách pháp lý của trí tuệ nhân tạo, đồng thời đưa ra một số quy định của pháp luật Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ về vấn đề này.
62 Tác động của ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam / Bùi Huy Trung, Hoàng Tuấn Anh, Đỗ Thị Khánh Huyền, Ngô Thị Bích Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 309 .- Tr. 24-33 .- 658
Nghiên cứu này đánh giá tác động của việc ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nhóm tác giả sử dụng mô hình hiệu ứng cố định dựa trên dữ liệu bảng theo quý của 12 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2021 để xem xét mối quan hệ giữa các biến phản ánh mức độ ứng dụng công nghệ tài chính tại các ngân hàng thương mại (được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về khai thác văn bản - text mining) và các biến phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng Fintech có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của việc ứng dụng các của các công nghệ khác nhau có sự khác biệt. Kết quả này có ý nghĩa trong việc đưa ra các khuyến nghị chính sách trong phát triển Fintech nói chung và việc ứng dụng Fintech trong các ngân hàng thương mại nói riêng.
63 Ảnh hưởng của công nghệ trí tuệ nhân taọ đến nguồn lực lĩnh vực ngân hàng / Mai Thị Quỳnh Như // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 796 (Kỳ 1 tháng 03) .- Tr. 80 - 82 .- 658
Hiên nay, trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, AI sử dụng dữ liệu từ các lịch sử giao dịch, thông tin khách hàng trong hệ thống ngân hàng kết hợp với công nghệ chuối để vừa bảo vệ khách hàng đồng thời đóng góp tăng cường dự báo hành vi rửa tiền và gian lận. Do đó, AI có khả năng tạo ra sự thay đổi lực lượng lao động thông qua việc tự động hóa một số nhiệm vụ và quy trình, dẫn đến nhu cầu về nhân sự ơ ngành này có nguy cơ bị cắt giảm. Thách thức này đòi hỏi ngành ngân hàng cần chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới.
64 Kết quả nghiên cứu nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm và trí tuệ nhân tạo Việt Nam / Ngô Thị Thu Hương, Phạm Hoài Nam // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 1(234) .- Tr. 35-39 .- 657
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng dựa trên kết quả khảo sát về nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của nhà quản trị ở 72 doanh nghiệp sản xuất phần mềm và trí tuệ nhân tạo trong phạm vi cả nước. Kết quả của nghiên cứu được đề cập trong bài viết cho thấy sự quan trọng của việc làm rõ về nhu cầu thông tin quản lý của một doanh nghiệp trong kế toán quản trị
65 Pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam trước thách thức của trí tuệ nhân tạo và công nghệ số mới nổi / Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi // Luật học .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 3-13 .- 340
Trên cơ sở nhận diện đặc trưng của trí tuệ nhân tạo(AI) và các công nghệ số mới nổi khác, các tác giả bài viết phân tích thách thức pháp lý của AI gây ra đối với hệ thống pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồnghiện hành củaViệt Nam và đưa ra các giải pháp để bảo đảm vai trò điều tiết của Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcũngnhư thúc đẩy sáng tạo và không cản trở công nghệ mới phát triển.
66 Ứng dụng Al để cảnh báo sự cố, nâng cao hiệu suất hệ thống điện mặt trời / Ngô Đăng Lưu, Nguyễn Đình Long, Nguyễn Hùng, Nguyễn Anh Tâm, Nguyễn Duy Phước, Minh Quân, Nguyễn Long Hồ // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 259+260 .- Tr. 37-39 .- 621
Trong bài báo sẽ trình bày các phân tích về một số vấn đề quan trọng trong việc triển khai các nhà máy điện - năng lượng tái tạo. Đặc biệt, công trình nhân mạnh giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hệ thống điện có nguồn phân tán: khắc phục tác động khi mức xâm nhập tăng dần của các nhà máy điện - quy định trong vấn đề ổn định điện áp trong trạng thái xã lập, tổn thất công suất, cũng như vấn đề ổn định động của lưới điện trong trạng thái quá độ.
67 Trí uệ nhân tạo đối với nghề kế toán / Nguyễn Thị Minh Giang // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 10 (229) .- Tr. 48-53 .- 657
Bài viết tập trung nghiên cứu những tác động của việc vận dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào kế toán; thực trạng triển khai tại các DN trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Từ đó, xác định những thách thức mà kế toán gặp phải khi triển khai Al và những khuyến nghị, nhằm giúp việc triển khai đạt hiệu quả.
68 Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến nghề nghiệp kiểm toán độc lập trong tương lai / Trịnh Hiệp Thiện // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 10(231) .- Tr. 33-37 .- 657
Khái niệm và nhận thức. Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến nghề nghiệp kiểm toán. Định hướng vận dụng trí tuệ nhân tạo vào các tác vụ kiểm toán báo cáo tài chính.
69 Chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc hiện nay / Phạm Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 9 (259) .- Tr. 49-58 .- 327
Trên cơ sở phân tích khái quát về quá trình xây dựng chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo (AI), bài viết làm rõ những điểm nổi bật về nội dung chiến lược AI của Hàn Quốc hiện nay, đồng thời bước đầu đưa ra những đánh giá về quá trình triển khai chiến lược quốc gia AI thời gian vừa qua.
70 Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain đến ngành nghề kế toán, kiểm toán trong tương lai / Nguyễn Hữu Phú, Hồ Thị Phi Yến // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 4(53) .- Tr. 90-94 .- 657
Những năm gần đây, sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain đã tạo ra một sự thay đổi rất lớn trong xã hội nói chung vàngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng.So với các ngành khác, trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain là những khái niệm tương đối mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhưng chúng đang trên đà phát triển với tốc độ rất nhanh. Các công ty kiểm toán lớn(Big 4) đã và đang triển khai trí tuệ nhân tạo trong một số lĩnh vực. Gần đây, họ đã đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và công nghệ Blockchain với mục tiêu là vận dụng chúng vào hoạt động kế toán, kiểm toán trong tương lai. Mụcđích của bài báo này là cung cấp một cái nhìn tổng quan, những tác động của các công nghệ này đến những đối tượng có liên quan trong ngành nghề kế toán, kiểm toán hiện tại và trong tương lai.