CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trí tuệ nhân tạo

  • Duyệt theo:
1 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hồi sức bệnh nhân nguy kịch / Nguyễn Tất Dũng // .- 2024 .- Số 06(67) .- Tr. 16-24 .- 610

Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về các ứng dụng hiện tại và tương lai của trí tuệ nhân tạo trong bệnh nguy kịch và tác động của nó đối với việc chăm sóc bệnh nhân, bao gồm cả việc sử dụng nó trong việc nhận biết bệnh, dự đoán những thay đổi trong quá trình bệnh lý và hỗ trợ ra quyết định lâm sàng.

2 Trí tuệ nhân tạo trong gây mê hồi sức và phẫu thuật / Phạm Văn Huệ, Nguyễn Tất Dũng, Phạm Thanh Minh, Nguyễn Đăng Phước, Nguyễn Thị Hằng // .- 2024 .- Số 06(67) .- Tr. 38-43 .- 610

Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp bác sĩ hiểu rõ các thông tin này và xây dựng các công cụ hỗ trợ quyết định trên lâm sàng. AI sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn được gọi là “big data” để xây dựng thuật toán. Các thuật toán này sẽ phân tích các dữ liệu khác nhau giúp bác sĩ chẩn đoán sớm, đánh giá chính xác rủi ro, quản lý trong phẫu thuật, phân phối thuốc tự động, dự đoán gây mê, biến chứng phẫu thuật và kết quả sau phẫu thuật dẫn đến quản lý chu phẫu hiệu quả cũng như giảm chi phí điều trị.

3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và nghiệm pháp chức năng thăng bằng trong chẩn đoán bệnh tiền đình / Đỗ Trâm Anh, Hiromasa Takakura, Masatsugu Asai, Naoko Ueda, Hideo Shojaku // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 1-10 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định khả năng ứng dụng máy học, trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc chẩn đoán và phân loại bệnh HO với nhóm PV và non-PV. Các mô hình phân loại đa lớp được áp dụng trên 1009 bệnh nhân (497 PV, 157 HO và 355 non-PV) cho thấy tính đúng (accuracy) cao nhất đạt được là 72% và điểm F1 của nhóm PV, non-PV và HO lần lượt là 0,78; 0,64; 0,71.

4 Bàn về vấn đề đạo đức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán / Trần Nguyễn Bích Hiền, Vũ Thị Thu Huyền, Lương Thị Hồng Ngân // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 36-39 .- 657

Nghiên cứu nhằm mục đích dự đoán các khía cạnh đạo đức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích trắc lượng thư mục, phương pháp suy luận diễn dịch, kết hợp hai khuôn khổ đạo đức tương lai là ETICA và ATE để làm rõ khái niệm AI, dự đoán ý nghĩa đạo đức của việc sử dụng AI trong kiểm toán dựa trên các đặc điểm, bản chất và chức năng dự định vốn có của AI, đồng thời đưa ra khuyến nghị về trách nhiệm, chính sách và quản lý AI trong kiểm toán.

5 Sự sáng tạo của trí tuệ nhân tạo trong nối liên hệ với pháp luật về quyền tác giả / Lê Thị Minh // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 63 – 79 .- 340

Cho đến nay, người ta vẫn nhận thức rộng rãi rằng chỉ có con người mới có thể sáng tạo. Nhận thức hiển nhiên này đang bị thách thức bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Bài viết trình bày quan điểm của pháp luật sở hữu trí tuệ truyền thống cho rằng sáng tạo là hoạt động của con người tự nhiên và do đó chỉ tác phẩm được tạo ra bởi con người mới xứng đảng được bảo hộ. Bên cạnh đó, bài viết cũng trình bày các quan điểm khác nhau trong việc việc xem xét AI có thể tham gia vào quá trình sáng tạo ở một mức độ nhất định. Qua đó bài viết xác định rằng để giải quyết vấn đề bảo hộ đối với tác phẩm do AI tạo ra, phải làm rõ mối liên hệ giữa quá trình tạo ra tác phẩm của AI với nhận thức lấy con người làm trung tâm của pháp luật quyền tác giả truyền thống.

6 Pháp luật sáng chế của Hoa Kỳ trước tác động của trí tuệ nhân tạo và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Như Hà, Đặng Minh Phương // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 69 – 84 .- 340

Trí tuệ nhân tạo với tư cách là một công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư mà còn là nhân tố tác động đến các quan hệ pháp luật truyền thống, trong đó có pháp luật sáng chế. Bài viết nghiên cứu, đánh giá một số ) yếu tố quan trọng trong pháp luật bảo hộ sáng chế trước tác động của trí tuệ nhân tạo, xem xét kinh nghiệm điều chỉnh của Hoa Kỳ nhằm đề xuất một số khuyến nghị về chính sách cho Việt Nam.

7 AI đáng tin cậy và các nguyên tắc thực thi / Chu Thị Thắm, Nguyễn Đức Thủy // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 38-45 .- 621

Đánh giá, thẩm định sự tin cậy của AI, đề xuất các hướng dẫn và chính sách hướng tới mục tiêu đảm bảo rằng các hệ thống, sản phẩm, dịch vụ AI được sử dụng mạng tính tin cậy.

8 Một số đề xuất ban hành bộ quy tắc về sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam / Tô Hồng Nam // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 46-53 .- 621

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của AI ứng dụng trong giáo dục, cũng như phân tích, tham khảo các hướng dẫn, quy định được ban hành của các quốc gia. Từ đó đề xuất xây dựng một số quy tắc, hướng dẫn sử dụng AI cho giáo dục Việt Nam.

9 5 yếu tố tiền đề của tương tác giữa người và máy trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo / Hồ Mạnh Tùng, Nguyễn Tô Hồng Kông // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 84-91 .- 621

Bài viết giới thiệu 5 yếu tố tiền đề với mục đích gia tăng nhận thức về quan hệ giữa người và máy trong bối cảnh công nghệ ngày càng thay đổi cuộc sống thường nhật. Trên cơ sở giải thích rõ về 5 tiền đề, bài viết đã đưa ra ba gợi ý cho Việt Nam về việc phát triển, ứng dụng và quản lý trí tuệ nhân tạo.

10 Những triết lý nhân văn trong tầm nhìn xã hội 5.0 tại Nhật Bản và một vài gợi ý cho Việt Nam / Hồ Mạnh Tùng, Lưu Phương Thảo // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 64-70 .- 621

Bài viết này tóm lược các điểm quan trọng và những triết lý xã hội trong Tầm nhìn Xã hội 5.0 (Society 5.0) của Nhật Bản, đồng thời đưa ra bài học cho Việt Nam trong việc hình thành một xã hội “lấy dân làm gốc”, được hiện thực hoá bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Nhằm tiến tới một xã hội nơi con người được đặt làm trung tâm đồng thời chung sống hài hoà với công nghệ ngày càng thông minh, năm gợi ý cụ thể cho Việt Nam đã được đưa ra: Tầm nhìn lấy con người làm trung tâm; Góc nhìn đa chiều về mối quan hệ giữa người và máy; Lấy AI làm động lực phát triển kinh tế-xã hội; Cách tiếp cận từ dưới lên trên và thúc đẩy tính tham gia trong việc thiết lập tầm nhìn; và Tính bền vững và bao quát trong các ứng dụng của AI.