Trách nhiệm pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong việc xử lý dữ liệu cả nhân – pháp luật liên minh Châu âu và gợi mở cho Việt Nam
Tác giả: Trần Kiên, Hồ Minh ThànhTóm tắt:
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) đang đặt ra một thách thức đáng kể đối cơ chế pháp lý dân sự và sở hữu trí tuệ hiện hành trên toàn cầu. Với việc áp dụng các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Liên minh châu Âu (European Union, EU) đã đi đầu trong việc đưa ra một quy định thống nhất chung về bảo vệ dữ liệu là Quy định chung về Dữ liệu cá nhân (General Data Protection Regulation, GDPR). Quy định đã được ban hành nhằm gia tăng nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các tổ chức và doanh nghiệp trong cách họ thu thập, sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh các công nghệ mới nổi như công nghệ trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh hiện nay, bài viết sẽ tập trung vào việc phân tích những thách thức được đặt ra từ công nghệ trí tuệ nhân tạo đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích các quy định pháp luật của EU đối với trách nhiệm pháp lý của các bên trong xử lý dữ liệu cá nhân, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp cho pháp luật Việt Nam.
- Bàn về vấn đề đạo đức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán
- Sự sáng tạo của trí tuệ nhân tạo trong nối liên hệ với pháp luật về quyền tác giả
- Pháp luật sáng chế của Hoa Kỳ trước tác động của trí tuệ nhân tạo và kinh nghiệm cho Việt Nam
- AI đáng tin cậy và các nguyên tắc thực thi
- Một số đề xuất ban hành bộ quy tắc về sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam