CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trí tuệ nhân tạo
41 Tác động của ứng dụng trí tuệ nhân tạo với nguồn nhân lực lĩnh vực kế toán, kiểm toán / Dương Thị Yến // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 114-116 .- 657
Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ tiên tiến và cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0. Trên thế giới đã có rất nhiều các quốc gia bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động to lớn của trí tuệ nhân tạo trong mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại không ít khó khăn đối với nhân viên kế toán, kiểm toán khi họ ngại ngần trong việc tiếp thu, áp dụng công nghệ mới, khiến cho việc đào tạo nguồn nhân lực trở nên tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn. Bài viết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo tới ngành kế toán, kiểm toán hiện nay ở Việt Nam cũng như cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực.
42 Trí tuệ nhân tạo tác động đến chức năng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Minh Phúc, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Ngọc Mai, Đỗ Hoàng Phương Nhi, Nguyễn Ngọc Vân Hà, Nguyễn Khánh Linh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 96-98 .- 658.3
Các doanh nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ mang lại nhiều lợi thế về hiệu quả kinh doanh và các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng trí tuệ nhân tạo còn chưa cao, cũng chưa chú trọng nhiều đến đổi mới hoạt động quản trị nhân lực (HRM) thông qua việc áp dụng trí tuệ nhân tạo. Do vậy, bài viết với mục tiêu là đánh giá tác động của trí tuệ nhân tạo đến các chức năng của quản trị nhân lực như: hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, quản trị tiền lương, quan hệ lao động... và những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh các doanh nghiệp ở Việt Nam.
43 Tác động và lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quản lý xuất, nhập cảnh ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn / Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Mạnh Hùng // .- 2023 .- Tập 65 - Số 10 - Tháng 10 .- Tr. 49-52 .- 621
Tác giả chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề về những tác động và lợi ích của việc ứng dụng AI trong quản lý xuất, nhập cảnh ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng AI thời gian tới như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong việc nghiên cứu, ứng dụng AI trong lĩnh vực quản lý xuất, nhập cảnh; tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và giáo dục pháp luật về xuất, nhập cảnh, nghiên cứu, ứng dụng AI trong quản lý xuất, nhập cảnh.
44 Trách nhiệm pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong việc xử lý dữ liệu cả nhân – pháp luật liên minh Châu âu và gợi mở cho Việt Nam / Trần Kiên, Hồ Minh Thành // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 38- 48 .- 340
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) đang đặt ra một thách thức đáng kể đối cơ chế pháp lý dân sự và sở hữu trí tuệ hiện hành trên toàn cầu. Với việc áp dụng các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Liên minh châu Âu (European Union, EU) đã đi đầu trong việc đưa ra một quy định thống nhất chung về bảo vệ dữ liệu là Quy định chung về Dữ liệu cá nhân (General Data Protection Regulation, GDPR). Quy định đã được ban hành nhằm gia tăng nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các tổ chức và doanh nghiệp trong cách họ thu thập, sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh các công nghệ mới nổi như công nghệ trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh hiện nay, bài viết sẽ tập trung vào việc phân tích những thách thức được đặt ra từ công nghệ trí tuệ nhân tạo đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích các quy định pháp luật của EU đối với trách nhiệm pháp lý của các bên trong xử lý dữ liệu cá nhân, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp cho pháp luật Việt Nam.
45 Trách nhiệm của trí tuệ nhân tạo: quy định của pháp luật cộng hòa pháp về phần mềm hỗ trợ quyết định và chẩn đoán y tế và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Thái Hy, Nguyễn Phượng An // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 71- 86 .- 340
Kết hợp trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) và y học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của toàn ngành y, đặc biệt về việc cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh. Dù vậy, sự phát triển này lại đặt ra câu hỏi về sự thích ứng của các quy tắc pháp lý được áp dụng trong trường hợp thiệt hại do các công nghệ này gây ra. Tại Pháp, một quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển pháp luật công nghệ, vấn đề quy định về trách nhiệm pháp lý đối với AI đang là một vấn đề tranh gây tranh cãi giữa hai trường phái. Một bên cho rằng AI phải được công nhận như một chủ thể pháp luật và chịu trách nhiệm pháp lý như các chủ thể khác. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng pháp luật hiện hành vẫn có thể điều chỉnh việc sử dụng AI trong hoạt động khám chữa bệnh chỉ với các điều chỉnh phù hợp. Bài viết này sẽ đánh giá về mặt lý luận cả hai quan điểm “cải tổ” và “điều chỉnh” pháp luật hiện hành mà giới khoa học Pháp đã và đang tranh luận sôi nổi. Đồng thời, cũng sẽ phân tích những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật Pháp hiện hành trong lĩnh vực y tế đối với trách nhiệm pháp lý có liên quan đến AI về đưa ra những kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam.
46 Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trí tuệ nhân tạo gây ra – kinh nghiệm của liên minh Châu Âu cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 1- 11 .- 340
Trong kỷ nguyên về công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) là chủ đề đang được chú ý thảo luận. AI đang hứa hẹn mang đến cho con người nhiều lợi ích khác nhau trong sinh hoạt và công việc. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, nhấn mạnh nhiệm vụ“xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thống thoảng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI vào cuộc sống”. Bài viết này nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc ứng dụng AI trong trường hợp AI có những thiếu sót như “một con người” và gây thiệt hại. Bài viết này nghiên cứu hệ thống pháp luật của một trong những khu vực kinh tế hàng đầu thế giới là Liên minh châu Âu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
47 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trí tuệ nhân tạo gây ra / Nguyễn Thị Hoa // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 12- 26 .- 340
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều máy móc, thiết bị kỹ thuật cao, nhiều sản phẩm như robot, thiết bị công nghệ cao đã được chế tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI). AI có thể được tích hợp khả năng xử lý “thông minh”, vận hành chính xác, nhưng cũng không thể tránh khỏi những kiếm khuyết về kỹ thuật - công nghệ, và không thể loại trù được hết nguy cơ gây thiệt hại cho người khác và xã hội vì AI là sản phẩm do con người tạo ra, điều khiển. Vấn đề đặt ra là, khi AI gây thiệt hại, thì ai phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Dựa vào lý luận về năng lực chủ thể và trách nhiệm pháp lý, bài viết phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có so sánh với pháp luật của châu Âu về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó rút ra được những kinh nghiệm hữu ích áp dụng cho Việt Nam về chủ thể bồi thường thiệt hại do AI gây ra.
48 Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong báo chí: lợi ích và nguy cơ / Lê Văn Hưng, Nguyễn Thị Thanh, Trần Trung Chuyên // .- 2023 .- Số (269+270) - Tháng (7+8) .- Tr. 21-23 .- 004
Sử dụng Trí tuệ nhân tạo trong ngành báo chí đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Bài báo đề cập những nguy cơ khi sử dụng trí tuệ nhân tạo cũng như nguyên tắc cho việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong báo chí, nhằm đảm bảo sự minh bạch, trách nhiệm và đạo đức, từ đó tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành báo chí.
49 Kinh nghiệm quốc tế về doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào công ty khởi nghiệp / Nguyễn Ngọc Khánh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 90-93 .- 658
Những năm gần đây, sự bùng nổ của các công ty khởi nghiệp và sự lan tỏa mạnh mẽ của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới. Ở Việt Nam, “Khởi nghiệp – Sáng tạo” vẫn được coi là sân chơi riêng của các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện chưa được phép tham gia đầu tư vào các công ty khởi nghiệp hay các quỹ Đầu tư mạo hiểm do tính chất rủi ro cao. Bài viết này tổng kết kinh nghiệm về đầu tư của doanh nghiệp nhà nước vào các công ty khởi nghiệp tại một số quốc gia có trình độ phát triển tương đương, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất cơ chế thí điểm trong giai đoạn tới.
50 Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán / Ngô Huỳnh Khánh Đoan, Phạm Tiến Dũng // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 120-122 .- 657
Trong dòng chảy của Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng tất yếu trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Bài viết khái quát các nghiên cứu trước đây về chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, từ đó xây dựng bảng khảo sát nhằm đánh giá về thực trạng chuyển đổi số lĩnh vực kế toán, kiểm toán hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán sẽ là quá trình dài hạn và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bên, đặc biệt là tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp.