CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
511 Dị ứng protein sữa bò ở trẻ em : Nhận dạng và điều trị / Nguyễn Hải Đăng // Dược & Mỹ phẩm .- 2019 .- Số 105 .- Tr. 52-56 .- 615

Cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách các nhân viên y tế có thể giúp xác định một đứa trẻ có khả năng mắc dị ứng protein sữa bò hay không đảm bảo chuẩn đoán kịp thời và bắt đầu kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

513 Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và chống oxy hóa của một số cao chiết thực vật / Nguyễn Thị Xuân Thu, Đặng Đức Long, Thành Thị Thu Thủy // Sinh học .- 2019 .- Số 41(2) .- Tr. 119-128 .- 581.6

Đánh giá tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết cồn 70 độ của lá dây thìa canhm lá cỏ ngọt, vỏ quế, râu bắp và lá húng quế trên chuột đái tháo đường gây ra bởi streptozocin.

514 Công nghệ xử lý nước biển trong cấp nước an toàn trường hợp điển hình ở đảo Cát Bà / Võ Anh Tuấn // .- 2019 .- Tr. 45-48 .- Số 12(314) .- 363

Trình bày cơ sở và đối tượng nghiên cứu, chi tiết quy trình công nghệ xử lý nước biển trong cấp nước an toàn ở đảo Cát Bà.

515 Khảo sát sự hiện diện của các gen không độc trên các mẫu phân lập nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) ở Việt Nam / // .- 2017 .- Số 57 (6) .- Tr. 103-111 .- 615

Xác định sự hiện diện/không hiện diện của các gen AVR ở các chủng nấm đạo ôn tại Việt Nam hiện nay.

516 Khảo sát hiệu quả của Boron đến khả năng đậu trái của cà chua Cherry (Lycopersicon esculentum var. cerasiforme) / Bùi Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Thị Hà Giang, Nguyễn Hoàng Minh // .- 2017 .- Số 57 (6) .- Tr. 112-119 .- 615

Thí nghiệm được thực hiện tại Cơ sở 3 Bình Dương, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên và 5 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm 4 mức độ acid boric phun qua lá (1, 2, 3, 4 g/L) và đối chứng (phun nước). Các cây được phun 3 lần vào thời điểm hoa nở và 2 lần tiếp theo với khoảng cách thời gian là 7 ngày. Kết quả cho thấy phun acid boric qua lá ở liều lượng 3 g/L hoặc 4 g/L làm tăng tỷ lệ đậu trái, số trái trên cây và năng suất cây. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức và đối chứng về độ dày thịt trái và tổng các chất hòa tan trong trái.

517 Các marker phân tử ứng dụng trong nhận diện dòng ớt cay bất dục đực bào chất (cytoplasmic male sterility – CMS) / Lê Thị Trúc Linh, Hồ Thị Bích Phượng, Lê Thị Kính // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 3 - 9 .- 615

Cung cấp cơ sở khoa học để chọn lựa các marker tiềm năng và phù hợp với điều kiện hiện tại ở Việt Nam trong phát hiện dòng ớt cytoplasmic male sterility - CMS.

519 Tổng hợp 2-Methyketone nhờ cải biến biến dưỡng tế bào vi khuẩn / // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 45 - 53 .- 615

2-Methylketone là chất tạo hương quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Ở thực vật, 2-Methylketone chủ yếu có vai trò giúp cây trồng đối kháng với sâu hại. Gần đây, 2-Methylketone còn được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất năng lượng sinh học. Việc khám phá ra hai gene methylketone synthase 1 (ShMKS1) và methylketone synthase 2 (ShMKS2) mã hóa cho hai enzyme chính tham gia trong sự sinh tổng hợp methylketone ở loài cà chua dại Solanum habrochaites và những gene tương đồng với chúng ở một số loài thực vật khác đã tạo nguồn gene cho nghiên cứu cải biến vi sinh vật nhằm tạo ra những chủng mới có khả năng sinh tổng hợp methylketone. Từ đó một số kết quả đạt được bước đầu trong nghiên cứu kỹ thuật biến dưỡng (metabolic engineering) hướng đến tối ưu hóa khả năng sản xuất methylketone nhờ vi khuẩn được cập nhật và phân tích.

520 Ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại sinh lên sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở vi tảo haematococcus pluvialis flotow / Nguyễn Trần Đông Phương, Lê Huyên Ái Thúy, Bùi Trang Việt // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 23-32 .- 616

Tế bào vi tảo Haematococcus pluvialis được nuôi cấy trong bình 500mL chứa 250mL môi trường lỏng BB được sục khí, theo hai giai đoạn, với mật độ tế bào ban đầu là 4,3.103 tế bào/mL. Tất cả các thí nghiệm được đặt ở nhiệt độ 25 ± 3oC, cường độ ánh sáng huỳnh quang 50µmol photon m-2s-1 và thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày, trừ các xử lý với ánh sáng đèn LED. Sau 7 tuần nuôi cấy trong môi trường BB (giai đoạn 1), một số nhân tố ngoại sinh gồm ánh sáng đèn LED trắng, đỏ (610 - 760 nm) và lục (460 - 490 nm) đều ở cường độ 50 µmol photon m-2s-1 (xử lý trong 3 tuần, 24 giờ, hay gián đoạn đêm 30 phút), sốc nhiệt độ (50oC trong 1,5 hay 2 giờ, 7 ± 3oC trong 2, 3, 4 hay 6 giờ, 0 ± 2oC trong 1,5 hay 2 giờ), kim loại nặng (bổ sung Cu2+, Fe2+, g2+, Zn2+ với nồng độ cao gấp 1,5 hay 2 lần so với môi trường BB), hoặc NaCl 0,5; 0,9 hay 3,0% được áp dụng trong giai đoạn 2 (3 tuần) để khảo sát sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở vi tảo. Sau 10 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy, chỉ có xử lý ánh sáng đèn LED đỏ trong 24 giờ làm tăng lượng dầu sinh học, nhưng làm giảm trọng lượng tươi và khô so với đối chứng (ánh sáng huỳnh quang). Xử ý 7 ± 3oC trong 2 giờ làm tăng hàm lượng dầu sinh học và thay đổi không đáng kể trọng lượng tươi, nhưng giảm trọng lượng khô. Các xử lý Cu2+, Fe2+, Mg2+ và Zn2+ với nồng độ cao gấp 1,5 hay 2 lần làm giảm hoặc không tăng hàm lượng dầu sinh học. Xử lý NaCl 0,5% làm tăng hàm lượng dầu sinh học, nhưng làm giảm trọng lượng tươi và khô.