CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
501 Tổng hợp 2-Methyketone nhờ cải biến biến dưỡng tế bào vi khuẩn / // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 45 - 53 .- 615

2-Methylketone là chất tạo hương quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Ở thực vật, 2-Methylketone chủ yếu có vai trò giúp cây trồng đối kháng với sâu hại. Gần đây, 2-Methylketone còn được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất năng lượng sinh học. Việc khám phá ra hai gene methylketone synthase 1 (ShMKS1) và methylketone synthase 2 (ShMKS2) mã hóa cho hai enzyme chính tham gia trong sự sinh tổng hợp methylketone ở loài cà chua dại Solanum habrochaites và những gene tương đồng với chúng ở một số loài thực vật khác đã tạo nguồn gene cho nghiên cứu cải biến vi sinh vật nhằm tạo ra những chủng mới có khả năng sinh tổng hợp methylketone. Từ đó một số kết quả đạt được bước đầu trong nghiên cứu kỹ thuật biến dưỡng (metabolic engineering) hướng đến tối ưu hóa khả năng sản xuất methylketone nhờ vi khuẩn được cập nhật và phân tích.

502 Ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại sinh lên sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở vi tảo haematococcus pluvialis flotow / Nguyễn Trần Đông Phương, Lê Huyên Ái Thúy, Bùi Trang Việt // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 23-32 .- 616

Tế bào vi tảo Haematococcus pluvialis được nuôi cấy trong bình 500mL chứa 250mL môi trường lỏng BB được sục khí, theo hai giai đoạn, với mật độ tế bào ban đầu là 4,3.103 tế bào/mL. Tất cả các thí nghiệm được đặt ở nhiệt độ 25 ± 3oC, cường độ ánh sáng huỳnh quang 50µmol photon m-2s-1 và thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày, trừ các xử lý với ánh sáng đèn LED. Sau 7 tuần nuôi cấy trong môi trường BB (giai đoạn 1), một số nhân tố ngoại sinh gồm ánh sáng đèn LED trắng, đỏ (610 - 760 nm) và lục (460 - 490 nm) đều ở cường độ 50 µmol photon m-2s-1 (xử lý trong 3 tuần, 24 giờ, hay gián đoạn đêm 30 phút), sốc nhiệt độ (50oC trong 1,5 hay 2 giờ, 7 ± 3oC trong 2, 3, 4 hay 6 giờ, 0 ± 2oC trong 1,5 hay 2 giờ), kim loại nặng (bổ sung Cu2+, Fe2+, g2+, Zn2+ với nồng độ cao gấp 1,5 hay 2 lần so với môi trường BB), hoặc NaCl 0,5; 0,9 hay 3,0% được áp dụng trong giai đoạn 2 (3 tuần) để khảo sát sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở vi tảo. Sau 10 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy, chỉ có xử lý ánh sáng đèn LED đỏ trong 24 giờ làm tăng lượng dầu sinh học, nhưng làm giảm trọng lượng tươi và khô so với đối chứng (ánh sáng huỳnh quang). Xử ý 7 ± 3oC trong 2 giờ làm tăng hàm lượng dầu sinh học và thay đổi không đáng kể trọng lượng tươi, nhưng giảm trọng lượng khô. Các xử lý Cu2+, Fe2+, Mg2+ và Zn2+ với nồng độ cao gấp 1,5 hay 2 lần làm giảm hoặc không tăng hàm lượng dầu sinh học. Xử lý NaCl 0,5% làm tăng hàm lượng dầu sinh học, nhưng làm giảm trọng lượng tươi và khô.

504 Đa dạng hệ thực vật ở thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh / Đặng Văn Sơn, Hoàng Nghĩa Sơn, Trần Văn Tiến, Nguyễn Văn Tú // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 44-62 .- 615

Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh có 273 loài, 209 chi, 78 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).

505 Khảo sát nấm mốc có khả năng phân giải cellulose thu nhận từ rừng Mã Đà, Đồng Nai / Hồ Bảo Thùy Quyên, Phạm Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Mỹ Phi Long // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 63-71 .- 615

Khảo sát nấm mốc có khả năng phân giải cellulose ở rừng Mã Đà, Đồng Nai với mục tiêu xác định thành phần loài nấm mốc trong đất thu nhận từ rừng Mã Đà và khả năng phân giải cellulose của một số chủng phân lập được.

507 G-quadruplex: mục tiêu tiềm năng cho những phân tử nhỏ và protein trong việc tạo thuốc trị ung thư / Đặng Thanh Dũng, Nguyễn Thị Thu Thảo // .- 2018 .- Số 61 (4) .- Tr. 3-12 .- 615

Phân tích và thảo luận về sự tương tác giữa các phân tử nhỏ hay protein với G-quadruplex cũng như đánh giá tiềm năng của các ligands trong việc điều trị ung thư.

508 Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tách chiết đến hiệu quả thu nhận hoạt chất cordycepin từ nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris Linn. Link) / Đoàn Thị Phương Thùy, Trần Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Mai // .- 2018 .- Số 61 (4) .- Tr. 13-20 .- 615

Thực hiện các thí nghiệm để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố như loại dung môi, tỉ lệ dung môi, thời gian ủ có đánh sóng siêu âm, độ pH của dung môi, nhiệt độ ủ đến hiệu suất tách hiết hoạt chất cordycepin trong các lượt tách chiết cordycepin từ quả thể nấm Nhộng Trùng Thảo.

509 Nhân giống cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trên hệ thống khí canh (Aeroponic) tự tạo / Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Quốc Khánh // .- 2019 .- Số 14 (2) .- Tr. 3-11 .- 615

Một hệ thống khí canh tự thiết kế dựa trên mô hình của Imma-Farran và Angel M. Mingo (2006). Mô hình được thực hiện trong một khoang nuôi hai cấp. Khoang trên cho phần thân cây phát triển với ánh sáng bức xạ trực tiếp của nhà màng và khoang dưới khép kín để cung cấp dinh dưỡng cho rễ. Sửa thành: Mặt phẳng trồng cây hình tròn có đường kính 75cm. Các cành giâm đinh lăng được tạo rễ với kỹ thuật nhúng sốc trong 5giây bằng dung dịch NAA 2000 mg/l trước khi khảo sát điều kiện môi trường nuôi dưỡng thích hợp là MS(EC = 1550 μS/cm). Chu kỳ phun/nghỉ: 30 giây/10 phút. pH môi trường dinh dưỡng duy trì 6,5 đã thích hợp cho tỷ lệ ra rễ và tạo chồi cành giâm đinh lăng với các trị số lần lượt: tỷ lệ nảy chồi và ra rễ đạt 100%, chiều cao chồi đạt 4,483 cm và chiều dài rễ đạt 2,028 cm sau 20 ngày theo dõi.

510 Nghiên cứu tinh sạch thể vùi nucleo polyhedrosis virus (NPV) sâu khoang và tạo dạng chế phẩm / Lê Thanh Hải Hà, Lê Văn Trịnh // .- 2019 .- Số 14 (2) .- Tr. 12-20 .- 615

Hiệu lực phòng trừ sâu hại cây trồng của một chế phẩm virus tùy thuộc rất lớn vào hàm lượng thể vùi của NPV có trong chế phẩm và đảm bảo phải đạt từ 9,0 x 1011 đến 3,0 x 1012 OB/ha sau khi phun rải trên đồng ruộng. Vì vậy, việc tinh sạch và định lượng thể vùi khi tạo dạng sử dụng sản phẩm là yêu cầu cần thiết. Kết quả nghiên cứu trong năm 2017 đã xác định có thể tinh sạch để thu hoạch thể vùi tinh của virut NPV sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) bằng việc phối hợp sử dụng 2 lần SDS xen kẽ với 3 lần nước cất thì lượng thể vùi thu được cao nhất, đạt tới 2,35 x 1010 OB/ml và tỷ lệ thu hồi thể vùi tới 83,93%. Khi tạo dạng sử dụng chế phẩm với liều lượng 500 gam/ha dưới dạng bột thấm nước có hàm lượng thể vùi 2,0 x 109 OB/gam, tương đương 1 x 1012 OB/ha cho hiệu quả gây chết sâu khoang trong điều kiện phòng thí nghiệm đạt 81,23% với chế phẩm không bổ sung Boric và đạt 87,14% với chế phẩm có bổ sung thêm 5% axit Boric, đạt tới 81,13 % và 82,92% (tương ứng) trong điều kiện nhà lưới ở thời điểm 7 ngày sau phun.