CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
801 Phát triển mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong xây dựng nông thôn mới / Đào Thế Anh // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.18-20 .- 610

Trình bày việc phát triển mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong xây dựng nông thôn mới. Quản lý an toàn thực phẩm là một trong những thách thức của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Do vậy, trong giai đoạn 2021-2030, phát triển mô hình quản lý chuỗi nông sản thực phẩm an toàn là một định hướng quan trọng của Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản và thu nhập của người dân nông thôn… Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn ở nước ta, bài viết đề xuất mô hình và giải pháp quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong thời gian tới.

802 Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất ven biển theo hướng PTBV / Trịnh Thị Hải Yến, Tạ Đức Bình // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.40-43 .- 570

Trình bày đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất ven biển theo hướng phát triển bền vững. Việc quản lý quỹ đất ven biển của Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế, chẳng hạn như công tác quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế; thiếu không gian công cộng dành cho cộng đồng (do tập trung quá nhiều dự án ven biển); tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng trầm trọng…

803 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vè nước sạch và vệ sinh (SDG6) cho lưu vực sông Srepok / Đỗ Thị Ngọc Bích, Nguyễn Cao Đơn, Nguyễn Bảo Hoàng // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.44-49 .- 570

Nghiên cứu trình bày kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về nước sạch và vệ sinh (SDG6) áp dụng cho lưu vực sông (LVS) Srepok của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Tài nguyên nước. Tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam nói chung và lưu vực sông Srepok nói riêng vẫn còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, mức độ căng thẳng nguồn nước trên toàn cầu ngày một tăng cao đang đặt ra thách thức cho mỗi quốc gia và lưu vực sông trong tiến trình thực hiện mục tiêu cải thiện vấn đề này.

804 Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam / Nguyễn Ngọc Khánh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.7 - 9 .- 363

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường không phải là ngành công nghiệp mới xuất hiện, tuy nhiên, ngành công nghiệp môi trường còn non yếu hàng năm mới chỉ đáp ứng được 5% tổng nhu cầu xử lý nước thải đô thị, chế biến và tái chế khoảng 15% nhu cầu chất thải rắn và 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại. Trong đó, tính đến thời 31/12/2018 số doanh nghiệp ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh 2347 doanh nghiệp. Tính cả giai đoạn 2010 - 2020 đã có tới 4.321 doanh nghiệp được thành lập đăng ký hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, với tốc độ gia tăng mạn hàng năm.

805 Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp / Phạm Minh Đức, PGS. TS. Hoàng Anh Huy, TS. Vũ Văn Doanh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 10(360) .- Tr. 17-20 .- 363

Khảo sát kết hợp xử lý số liệu nhằm đánh giá được hiện trạng phát sinh, thành phần tích chất, hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp bao gồm chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp.

807 Áp dụng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong ứng phó biến đổi khí hậu / Nguyễn Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 10(360) .- Tr. 49-50 .- 363

Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được quan tâm đầu tư đã cung cấp những căn cứ khoa học, thực tiễn nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan quản lý, chính quyền địa phương tích cực áp dụng, triển khai trong thực tiễn.

808 Tình hình quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và giải pháp thời gian tới / Lê Văn Bình // Môi trường .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 25-26 .- 363

Các hoạt động quản lý chất thải nguy hại; Tình hình hoạt động của các chủ xử lý chất thải nguy hại, chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; Một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.

809 Lồng ghép giảm phát thải khí nhà kính vào quy trình quản lý các dự án đầu tư / Nguyễn Trung Thắng, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Nam Thành // Môi trường .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 36-38 .- 363

Thực trạng lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy trình quản lý các dự án đầu tư ở Việt Nam; Kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép biến đổi khí hậu trong các dự án đầu tư; Đề xuất lồng ghép yêu cầu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính vào quy trình quản lý dự án đầu tư.

810 Kinh nghiệm quốc tế về chỉ số đổi mới sinh thái và bài học khuyến nghị cho Việt Nam / ThS. Nguyễn Ngọc Tú // Môi trường .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 44-47 .- 363

Khái quát chung về kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng triển khai áp dụng chỉ số đổi mới sinh thái trên thế giới và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam.