CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
551 Nghiên cứu khả năng hấp thụ kháng sinh Tetracycline bằng than sinh học có nguồn gốc từ vỏ dưa hấu trong xử lý nước thải / Lê Thị Hồng Diệp // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 17 (391) .- Tr. 28-30 .- 570
Tetracycline là một trong những kháng sinh phổ rộng có đặc tính kháng khuẩn tốt và ít có tác dụng phụ. Chúng được sử dụng rộng rãi trong ức chế vi khuẩn và mầm bệnh ở người và động vật. Điều này gây ra tình trạng kháng kháng sinh và có thể gây tác động xấu lên chuỗi thức ăn của con người. Vì vậy, để góp phần làm giảm thiểu nồng độ chất kháng sinh trong nước thải, cần thực hiện nghiên cứu về khả năng loại bỏ Tetracycline trong dung dịch bằng than sinh học có nguồn gốc từ vỏ dưa hấu.
552 Đặc điểm hạ tầng dữ liệu không gian địa lý giai đoạn phát triển công nghiệp 4.0 / Trần Hồng Quang // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 17 (391) .- Tr. 43-44 .- 363
Xác định phương hướng phát triển và giải pháp xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia Việt Nam; Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý và Chính phủ điện tử.
553 Hiệu quả quản lý chất thải rắn thông qua mô hình thị trường / Khắc Việt // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 17 (391) .- Tr. 47-49 .- 363
Thị trường liên quan về quản lý chất thải rắn; Lợi ích thực hiện quản lý chất thải rắn thông qua mô hình thị trường.
554 Xã hội hóa đầu tư ngành nước / Nguyễn Quang Huân // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 17 (391) .- Tr. 55-56 .- 363
Trình bày về thực trạng ngành cấp thoát nước và giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút đầu tư.
555 Tác động phi tuyến của chất lượng thể chế đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Châu Á / Lê Hồng Ngọc, Hồ Thị Lam // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 302 .- Tr. 23-31 .- 363
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Châu Á. Chúng tôi áp dụng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) trên dữ liệu bảng với kỹ thuật hồi quy nhóm trung bình gộp (PMG) cho 12 quốc gia đang phát triển châu Á trong giai đoạn 1996–2019. Kết quả chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ hình chữ “U” giữa chất lượng thể chế và ô nhiễm môi trường. Điều này hàm ý rằng, trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, chất lượng thể chế tác động dương trực tiếp tới chất lượng môi trường. Tuy nhiên, trong dài hạn, thể chế tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường, một cách gián tiếp thông qua thu hút FDI và thương mại quốc tế. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số hàm ý chính sách cho chính phủ ở các quốc gia này.
556 Đánh giá ảnh hưởng của hành vi thực hiện các tiêu chuẩn môi trường tới khả năng sống sót của các doanh nghiệp Việt Nam / Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Đào, Hoàng Văn Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 302 .- Tr. 32-42 .- 658
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 để kiểm tra ảnh hưởng của việc thực hiện chứng chỉ môi trường (ISO 14001) tới khả năng sống sót của các doanh nghiệp, với việc xem xét tác động của quy mô doanh nghiệp và chất lượng của môi trường thể chế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để phản ánh chất lượng môi trường thể chế. Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích sống sót khác nhau như mô hình Cox, Weibull và mô hình hàm cấp số mũ, nghiên cứu cho thấy việc cố gắng đạt được chứng chỉ ISO 14001 của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể làm tăng xác suất phá sản của doanh nghiệp. Tác động tiêu cực này trở nên rõ ràng hơn đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động trong môi trường kinh doanh có chất lượng thể chế kém.
557 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường quanh các tuyến đường trong khu dân cư đô thị / Lê Văn Chung // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 44-50 .- 363
Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng lên môi trường như bụi, khí thải, tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe của con người xung quanh các tuyến đường trong khu dân cư, đặc biệt là khu dân cư đô thị. Qua đó, xây dựng mô hình toán học nhằm hạn chế và đảm bảo hài hòa tác động các yếu tố đó lên con người. Giúp các nhà quy hoạch, thiết kế, thi công có thể đưa ra giải pháp tốt nhất để giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường.
558 Phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hướng đến sử dụng tài nguyên bền vững / Lê Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Hoàng Hải Nguyên // Môi trường .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 59-62 .- 363
Trình bày về tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, các sản phẩm du lịch tại Vườn quốc gia, kết quả phát triển du lịch, công tác bảo vệ môi trường trong khai thác du lịch và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hướng đến sử dụng tài nguyên bền vững.
559 Quản lý khu du lịch gắn với bảo vệ môi trường / GS. TS. Nguyễn Văn Đính, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà // Môi trường .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 39-42 .- 363
Môi trường và vai trò của môi trường trong sự phát triển của các khu du lịch; Thực trạng quản lý du lịch gắn với bảo vệ môi trường tại các khu du lịch Việt Nam; Phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại các khu du lịch.
560 Một số vấn đề về ô nhiễm không khí từ sân bay / TS. Vũ Tuân // Môi trường .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 36-37 .- 363
Đưa ra một vài vấn đề ô nhiễm không khí từ sân bay, dựa trên những nghiên cứu về ô nhiễm không khí ở sân bay Heathrow (Luân Đôn, Anh Quốc).